Vụ thu hoạch mía năm nay, nhất là dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa qua, người trồng mía ở thành phố Kon Tum phải sống trong thấp thỏm lo âu. Cùng với nỗi lo cháy mía, những năm gần đây người trồng mía ở địa phương này còn phải hứng chịu một hình thức phá hoại sản xuất khác, đó là tình trạng chặt phá ngọn mía. Cần tăng cường bảo vệ sản xuất trên những cánh đồng mía ở thành phố Kon Tum đang là yêu cầu đặt ra với chính quyền và lực lượng chức năng.
Vào lúc 7h sáng 25/2 (ngày mùng 10 tháng Giêng Mậu Tuất), em Nguyễn Văn Thích 21 tuổi con ông Nguyễn Đấu và bà Lê Thị Diên ở làng Kon Tum K’Bâng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum ra sông Đăk Bla tắm thì bị đuối nước ngay dưới chân cầu treo Kon Klor.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (14-20/2, tức từ 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất), trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết và 2 người bị thương nặng.
Chiều 20/2, tại xã Diên Bình (huyện Đăk Tô) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô khách và xe mô tô làm một người tử vong tại chỗ. Cơ quan công an huyện Đăk Tô đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Súng, kiếm, gươm... là những loại đồ chơi mang tính bạo lực nằm trong danh mục hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong mấy ngày tết, các loại đồ chơi này vẫn được bày bán rất nhiều.
Ngày 17/2 (tức Mùng 2 Tết), các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đồng loạt tổ chức ra quân đầu năm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết.
Sáng 14/2, đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo UBND thành phố đã xuống hiện trường thăm hỏi, động viên các tiểu thương bị thiệt hại trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối 13/2 tại đường Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum).
Khi cả nhà đi vắng, bà hỏa đã bất ngờ “viếng thăm” tiệm kinh doanh đồ điện tại đường Lê Hồng Phong (thành phố Kon Tum) làm toàn bộ vật dụng trong tiệm bị thiêu rụi… Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Những ngày cuối năm, khi mọi người đang tất bật với bao công việc bộn bề chuẩn bị đón chào năm mới, thì bọn tội phạm ma túy cũng lợi dụng thời điểm này để vận chuyển trái phép các chất ma túy vào tỉnh ta.
Đó cũng là phương châm, khẩu hiệu hành động trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2018 của Ban An toàn giao thông tỉnh Kon Tum.
Cháy, nổ là một trong những nguy cơ tiềm ẩn diễn biến phức tạp, hậu quả để lại khó lường; nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự lơ là của người dân, nhất là trong những ngày tết. Nâng cao ý thức trong mỗi người dân, đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy là việc làm hết sức cần thiết…
Là cam kết của Chủ tịch UBND phường Trường Chinh Bùi Tiến Dũng khi trao đổi với phóng viên Báo Kon Tum sáng 6/2 về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trong thời gian tổ chức Chợ hoa Xuân Mậu Tuất 2018...
Đó cũng là phương châm, khẩu hiệu hành động trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2018 của Ban An toàn giao thông tỉnh Kon Tum.
Chiều 1/2, UBND tỉnh đã có văn bản số 329/UBND-NNTN chuyển trả toàn bộ hồ sơ vụ khai thác vàng trái phép tại thôn Tân Bình, xã Đăk Kan cho UBND huyện Ngọc Hồi do chưa đảm bảo theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và yêu cầu khẩn trương củng cố, hoàn thiện...
Ngày 31/1, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy tại thành phố Kon Tum là cơ sở Tiến Phát (số 347, đường Lê Hồng Phong) và Thanh Long (số 147, đường Nguyễn Huệ).
Sáng 31/1, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết đã nhận được văn bản số 268/VP-NNTN ngày 30/1 của UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng tham mưu, đề xuất hướng UBND tỉnh quyết định đối với đề nghị xử lý hành chính của UBND huyện Ngọc Hồi về vụ đào hầm khai thác vàng trái phép tại thôn Tân Bình, xã Đăk Kan.
Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh bức xúc trước việc mua phải hàng không rõ nguồn gốc của một công ty ở quận Hà Đông (thành phố Hà Nội) với “giá trên trời” không đúng với giá bán trên thị trường. Điều đáng nói là những hàng hóa này được họ tổ chức bán tại nhà văn hóa các thôn, làng, tổ dân phố...
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.