• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Đồ chơi trẻ em bạo lực: Vẫn lén lút bày bán trong ngày tết

19/02/2018 17:58

Súng, kiếm, gươm... là những loại đồ chơi mang tính bạo lực nằm trong danh mục hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong mấy ngày tết, các loại đồ chơi này vẫn được bày bán rất nhiều.

Từ mùng 2 tết, trên một số tuyến đường lớn của thành phố Kon Tum như Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng... mặt hàng đồ chơi trẻ em được bày bán khá nhiều.

Phần lớn là các sạp hàng lưu động do những người bán rong bày bán ngay dưới lòng lề đường.

Điều đáng nói, các loại đồ chơi mang tính bạo lực như súng nhựa, kiếm, gươm vẫn được bày bán khá nhiều. Các loại đồ chơi này được che giấu tương đối kín đáo, người bán thường để xen lẫn hoặc giấu sau các loại đồ chơi thông thường, khi có khách hàng ghé lại thì người bán hàng sẽ lập tức chào mời, chèo kéo.

Trong vai một người đi mua đồ chơi, vừa ghé lại một sạp hàng trên đường Lê Hồng Phong, tôi được một người phụ nữ đon đả chào hỏi “chị mua gì?”. Thấy tôi có vẻ ngập ngừng, người phụ nữ liền tiếp lời “ở đây em có bán các loại súng nhựa, dao, kiếm, chị có muốn xem không?”.

Rồi chị lật mấy hộp đồ chơi xe đua, bộ dụng cụ nấu ăn, búp bê để lộ ra bên dưới những khẩu súng đủ kích cỡ, màu sắc. Chị tiếp thị: Bọn em chỉ để sẵn một số mẫu phòng khi khách hàng hỏi còn có để giới thiệu, chứ mặt hàng này không được phép bán trên thị trường, bày ra lỡ bị bắt thì mất cả vốn. Nếu khách yêu cầu loại nào chúng em sẽ lấy ra.

Theo lời giới thiệu của chị thì ngày tết, thông thường, các cậu choai choai thích chơi các loại súng cỡ lớn có đạn bi, còn những em nhỏ thì lại thích các loại súng nhỏ, kiếm, gươm nhựa có gắn các âm thanh, đèn...

Ghé qua một số sạp hàng khác, chúng tôi quan sát thấy, có chỗ người bán rất khéo léo trưng bày các loại đồ chơi mang tính bạo lực này ra ngoài bằng cách sắp xếp chúng nằm ở giữa hoặc xen lẫn với các loại đồ chơi khác. Nếu nhìn thoáng qua thì sẽ khó thấy, nhưng chỉ cần dừng xem hàng thì sẽ thấy ngay các loại đồ chơi này.

súng nhựa được bày bán kín đáo sau các loại đồ chơi khác

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài những khẩu súng lục, súng bắn nước loại nhỏ, hầu như tất cả các sạp hàng bán đồ chơi trẻ em đều có bán các loại súng AK, tiểu liên bắn đạn nhựa.

Tuy là súng đồ chơi, nhưng nhìn bề ngoài nó khá giống các loại súng thật, các chi tiết đều được thiết kế rất bài bản. Các loại đồ chơi này có giá dao động khoảng từ 50.000 – 250.000 đồng/sản phẩm tuỳ loạị, thậm chí có loại súng có giá tới 2 – 3 triệu đồng và giá càng đắt thì sản phẩm càng  giống hàng thật hơn.

Hầu hết các loại đồ chơi nguy hiểm này đều có xuất xứ Trung Quốc và không hề có các tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. Những loại súng đồ chơi này có khả năng gây tổn thương lớn vì sức công phá mạnh. Tuy nhiên, những người bán luôn biết cách trấn an, củng cố niềm tin về tính an toàn của loại đồ chơi này để thu hút các khách hàng nhí.

Một điểm đáng chú ý là khi phóng viên giơ máy lên định chụp hình thì những người bán hàng lập tức tìm các loại đồ chơi khác để đậy hoặc nhanh tay giấu các loại súng, dao... vào trong các thùng giấy. Điều đó cho thấy, những người bán hàng đều biết rất rõ việc bán những loại đồ chơi mang tính bạo lực này là vi phạm quy định của Nhà nước, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn tìm đủ cách để bán.

Có thể nói, bất kể một loại đồ chơi nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em. Một món đồ chơi thông minh sẽ giúp trẻ vừa giải trí, vừa phát triển trí tuệ, nhưng đồ chơi bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 

Vì vậy, để hạn chế việc trẻ con tiếp xúc với các đồ chơi mang tính bạo lực, ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra và có chế tài xử lý, xử phạt mạnh tay hơn nữa đối với hoạt động mua bán các loại đồ chơi nguy hại này. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý hơn trong việc chọn lựa, định hướng đồ chơi cho con em mình để phát huy được hiệu quả của các món đồ chơi.

Bài, ảnh: Thiên Hương

   

Các tin khác

  • Phạt 85 triệu đồng đối với nhà đầu tư Thủy điện Đăk Pru 3 do chậm triển khai dự án
  • Dự án nâng cấp Tỉnh lộ 676: Vướng mặt bằng, khó thi công
  • Đình chỉ mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh cấp cho doanh nghiệp “gây hiểu lầm”
  • Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
  • Tiếp tục sửa chữa đường ĐH.53, người dân phấn khởi
  • Hai vợ chồng lãnh án 42 năm 6 tháng tù vì mua bán và tàng trữ ma túy
  • Cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại
  • Xét xử vụ án mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Bắt giữ đối tượng trộm cắp tài sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
  • Xét xử vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by