• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Trao yêu thương, nhận hạnh phúc

23/12/2016 15:18

Dù thu nhập chỉ trông chờ vào một cửa hàng tạp hóa nhỏ, một quán phở hay chỉ là tiền tiết kiệm khi về già, nhưng mỗi ngày, họ - những giáo dân có tấm lòng nhân ái đều tiết kiệm, dành thời gian đến tận nơi để trao yêu thương, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Thầm lặng trao yêu thương

Đến giáo xứ Kon Hring, chúng tôi tình cờ gặp một nhóm từ thiện đang chuẩn bị hàng hóa để giúp đỡ những bệnh nhân phong, những gia đình khó khăn. Việc từ thiện này được họ làm thầm lặng trong nhiều năm qua.

Chị Nguyễn Thị Ánh Thu ở phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum -một thành viên trong nhóm nói rằng, kính Chúa, làm theo những lời Chúa dạy, mỗi ngày, chị cùng với vài người bạn chắt chiu, “góp gió thành bão” để trao yêu thương đến mọi người.

Không phô trương cũng chẳng rầm rộ, nhóm chị tự góp tiền, mua nhu yếu phẩm đem đến cho những người khó khăn. “Để hôm nay có được 100 suất quà với tổng trị giá hơn 18 triệu đồng, nhóm chúng tôi đã để dành, gom góp cả tháng trời” – chị chia sẻ.

Khi chúng tôi hỏi chuyện, hầu hết các thành viên trong nhóm đều không muốn chia sẻ nhiều, các chị chỉ muốn thầm lặng đưa tình yêu thương của mình đến với mọi người.

Các giáo dân chia sẻ tình yêu thương với những hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: H.T

 

Cũng như nhóm của chị Ánh Thu, mến Chúa yêu người, 20 năm nay, chị Hoài Thu, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum âm thầm đem tình yêu thương của mình sẻ chia với những gia đình khó khăn. Chỉ cần biết ở đâu éo le, hoạn nạn, chị liền góp tiền, vừa kêu gọi mọi người rồi đem đến tận nơi hỗ trợ, giúp đỡ.

“Thời gian đầu vì tôi cứ “lo chuyện bao đồng” mãi, chồng tôi đã cấm cản nhưng rồi thấy tôi làm việc ý nghĩa nên cũng đồng thuận” – chị nói.

Mỗi ngày, từ số tiền kinh doanh được, chị lại trích ra một phần để làm công tác từ thiện. Tháng nào cũng như tháng nào, chị cố gắng kêu gọi, tổ chức làm 1-2 chương trình giúp các em nhỏ ở Mái ấm Vinh Sơn, những em nhỏ mồ côi… Và chẳng kể xa xôi, hẻo lánh, cứ ở đâu cần, chị lại cố gắng đến giúp đỡ kịp thời.

Vừa rồi, khi nghe bà con ở tỉnh Quảng Bình, Bình Định bị thiệt hại do bão lũ, chị cũng nóng ruột, đứng ngồi không yên. Không chần chừ, chị liền kêu gọi, vận động mọi người ủng hộ rồi sắp xếp công việc, đến tận nơi trao quà cho bà con. “Tôi chỉ muốn sự sẻ chia của mình giúp họ vượt qua được những lúc khó khăn nhất” – chị Thu cho hay.

Có riêng gì chị Thu, những chuyến từ thiện của chị đều có sự góp mặt của các anh, chị em trong nhà. Và ai cũng vậy, đều muốn trao đi yêu thương, mưu cầu hạnh phúc cho những người kém may mắn. 

Nhận hạnh phúc

Mỗi một chuyến đi, với chị Hoài Thu là một kỉ niệm. Những kỉ niệm cứ thế xếp chồng theo thời gian nhưng cứ nghĩ về, chị lại xúc động khôn nguôi. Đến bây giờ, cứ nghĩ đến lần giúp đỡ anh Phan Huy Bình ở xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum chị lại nghẹn ngào: Giờ Bình đã sống rồi. Cứu được một mạng người, thắp lên cho họ ngọn lửa sống mà tôi hạnh phúc lắm.

Ấy là một ngày trong năm 2015, trong lúc đang đi làm, không may điện bị chập khiến anh Bình bị bỏng nặng. Quá nghèo khó, không thể lo được việc chữa chạy, gia đình anh đã nghĩ đến việc… mặc cho số phận.

Lúc đó, nghe được tin anh Bình cần giúp đỡ, chị Hoài Thu liền gạt mọi việc sang một bên, đến tận nơi động viên và ra sức kêu gọi mọi người ủng hộ, giúp đỡ khẩn cấp.

“Tôi đến Bệnh viện Quy Nhơn để thăm hỏi, động viên Bình cố gắng và tiếp tục kêu gọi mọi người giúp đỡ. Khi có đủ tiền, Bình được chuyển vào Sài Gòn để chữa trị. Và tôi cũng lặn lội theo gia đình Bình vào tận nơi để động viên Bình cố gắng chiến đấu, vượt qua bệnh tật” – chị Thu kể.

Nhờ tình yêu thương ấy, nhờ sự giúp đỡ không cần ai biết đến ấy, anh Bình đã được cứu sống. Số tiền ân nhân giúp đỡ, sau khi lo xong các chi phí chữa trị, chị Thu liền sửa sang lại nhà cửa giúp anh và làm lại chuồng, mua vài cặp heo động viên anh mạnh mẽ sống và chú tâm làm kinh tế.

Chị Thu kể: Vừa rồi, Bình nhắn tin khoe đã đi bán vé số để kiếm thêm tiền, nghe vậy mà tôi mừng lắm. Bất kể ai, khi họ đang tuyệt vọng nhất, mình chỉ cần thắp lên cho họ một tia hi vọng thôi. Tia hi vọng trong Bình đã lóe sáng, cậu ấy đã vượt qua được mặc cảm, sống và làm người có ích cho xã hội.

Tình yêu thương đã thắp lửa sự sống, giờ đây, với anh Bình, chị Thu không chỉ là ân nhân mà còn là một người chị, một người thân của mình. Thỉnh thoảng có quả đu đủ, quả chuối anh lại mang gởi đến chị như một lần biết ơn.

“Có rất nhiều người muốn trả ơn nhưng tôi không nhận đâu. Việc làm của tôi không chỉ giúp đỡ được họ mà còn mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui và hạnh phúc mà không phải ai cũng có được” – chị Hoài Thu nói.

Còn chúng tôi, có mặt tại buổi phát quà từ thiện tại giáo xứ Kon Hring mới cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc của cả người cho và người nhận. Các phần quà được các cô, các chú trao cho bệnh nhân phong một cách đầy trân trọng, yêu thương. Và, trên gương mặt của mỗi người, đều hiện lên những nụ cười hạnh phúc.

Buổi phát quà diễn ra nhanh chóng, trật tự nhưng đọng lại đó rất nhiều yêu thương. Tôi nhớ như in, sau khi nhận quà xong, nhiều người dân đã bịn rịn, không chịu ra về. Đứng trước đoàn, đại diện cho nhiều người dân khác, ông A Mưi ở làng Kon Klốc, xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) giơ 2 đôi bàn tay đã bị phong ăn cụt vừa cảm ơn, vừa cầu xin Chúa ban phước lành, ban yêu thương để cả đoàn trở về bình an.

Nhận được tấm lòng của người dân, thấy nhiều người vui vẻ, hạnh phúc mà cả nhóm cũng hạnh phúc lây. “Vậy đấy! Chúng tôi sẻ chia vật chất, yêu thương để nhận lại nụ cười. Và nhìn mọi người hạnh phúc, vui vẻ, chúng tôi lại có thêm động lực để sống, để có những hoạt động ý nghĩa hơn” – chị Ánh Thu chia sẻ.

Noel đang đến gần, các giáo dân lại tiếp tục có thêm nhiều việc thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để sưởi ấm, giúp họ có thêm động lực, vươn lên trong cuộc sống.

Những công việc thầm lặng, không phô trương nhưng đọng lại ở đó là niềm tin, niềm yêu, niềm hạnh phúc vô bờ…

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by