• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Quyết không để cái nghèo đeo bám

13/12/2017 18:01

​Từ lâu, chị em phụ nữ ở làng Kon Hra Chót, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum đều khâm phục cái tính chịu khó, hay lam hay làm của mấy mẹ con bà Y Trưm. Dù sống trong ngôi làng nội thành đất đai chật hẹp, người đông, nhưng với quỹ đất hạn hẹp đó, bằng chính nghề nông, gia đình bà chăm lo phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, quyết không để cái nghèo đeo bám…

Trời chiều, theo chỉ dẫn của chị Đặng Thị Lý - Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Thống Nhất, chúng tôi ra khu bìa làng Kon Hra Chót - nơi mấy mẹ con bà Y Trưm trồng đủ thứ hoa màu để tìm hiểu gia đình "hay lam, hay làm" này.

Thời tiết đã vào Đông, những cơn gió về chiều cứ rin rít buốt cả thịt da. Trong mấy lớp áo lao động, bà Y Trưm và cô con gái đầu Y Tris ngồi cần mẫn cắt từng bó rau muống để sáng mai mang ra chợ sớm.

Bước sang tuổi 55, bà Y Trưm có gần 30 năm theo nghề trồng rau nên dường như bà đã quen với việc dãi dầu sương gió. Bà bảo, từ ngày gắn bó với cái nghề này thì mặc cho thời tiết thế nào, 3h sáng bà đã phải thức dậy ra ruộng rau thu hái để kịp mang ra chợ bỏ mối cho bạn hàng.

Chiều muộn, bà Y Trưm và con gái Y Tris tranh thủ cắt rau để sáng mai mang ra chợ sớm

 

Tỉ mỉ cắt, tỉa và bó từng bó rau muống, bà Y Trưm cho biết, trước đây, đất vùng ô nà này được bà con làng Kon Hra Chót trồng lúa, trồng mì. Nhận thấy nhu cầu thị trường và thu nhập từ nghề trồng rau của các hộ người Kinh gần đó cũng tăng thêm kha khá, bà con dân tộc thiểu số cũng học hỏi và làm theo. Cũng chính nghề trồng rau đã giúp bà Y Trưm nuôi 5 người con khôn lớn, không bị đói nghèo bủa vây.

Vén lại mái tóc, bà Y Trưm tự hào nói: Cũng nhờ học theo mẹ nghề trồng rau mà các con sau khi lập gia đình ra riêng cũng không bị đói nghèo.

Bà Y Trưm cho biết, sau khi con cái lập gia đình, bà đều chia cho chúng mỗi đứa vài sào đất để trồng rau. Nhận thấy quỹ đất hạn hẹp rất khó để phát triển kinh tế, bà khuyên các con cùng góp đất lại để làm ăn.

Bây giờ, giống như một nông trại thu nhỏ, khu vườn rộng hơn 1ha của gia đình bà Y Trưm và các con mình lúc nào cũng được dọn dẹp sạch sẽ, bao phủ màu xanh mướt của nhiều loại rau màu. Trung bình, mỗi năm gia đình bà trồng khoảng 4 vụ rau; hết xà lách, cà tím, lại chuyển sang trồng khổ qua, bầu, bí, dưa leo; mùa Tết thì bắp cải, cà chua, rau thơm… Thay vì thuê mướn nhân công, bà Y Trưm cùng các con của mình cùng nhau chăm sóc cho vườn rau của gia đình, từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch.

Vườn rau của gia đình bà Y Trưm được trồng theo hướng an toàn, được chăm sóc thủ công và bón phân chuồng là chính để đảm bảo môi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng. Để làm được điều này, bà Y Trưm cùng 3 người con góp tiền phát triển đàn bò (10 con) để vừa lấy sức cày kéo vừa lấy phân bón cho cây trồng. Nhìn đàn bò béo tốt và khu chuồng trại được dọn dẹp sạch sẽ chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ.  

Chị Y Tris cho biết, nhờ có sự liên kết các thành viên trong gia đình để làm kinh tế, quỹ đất được tận dụng tối đa nên thu nhập cũng được nâng lên. Từ nghề trồng rau đã giúp mỗi gia đình nhỏ trong đại gia đình có thu nhập ổn định trung bình từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Kể đến chuyện không muốn cái nghèo đeo bám, bà Y Trưm bảo: Có nhiều người trông chờ ỷ lại vào Nhà nước nên cứ muốn giữ mãi sổ hộ nghèo; còn với gia đình mình, tôi luôn khuyên các con có sức khỏe thì phải cố gắng lao động.

Đàn bò béo tốt của bà Y Trưm và những người con vừa phục vụ cày kéo và nhu cầu phân bón cho vườn rau

 

Bà Y Trưm nhớ lại cơn bão số 9 (năm 2009) đã phá tan hoang ruộng rau nên cuộc sống gia đình bà cũng gặp không ít khó khăn. Nhìn một số hộ do lười lao động nên nghèo đói lại được nhận hỗ trợ từ nhiều nguồn, trong khi gia đình bà đang gặp khó khăn nhưng không được hỗ trợ gì (vì không thuộc diện nghèo) bà cũng có bức xúc. Nhưng rồi bà Y Trưm lại nghĩ: Cái gì do chính mình làm ra thì mới bền vững, chứ của cho ăn rồi cũng hết. Vậy là, gia đình bà cố khôi phục lại mảnh vườn và động viên các con bắt tay vào xuống giống rau trở lại. Nhờ vậy gia đình bà nhanh chóng vượt qua khó khăn.

Bao nhiêu năm gắn với nghề trồng rau, bây giờ nếu một ngày phải nghỉ chân nghỉ tay bà Y Trưm thấy buồn lắm. Cũng giống như mẹ mình, các chị Y Tris, Y Trâm cũng là những người phụ nữ chăm chỉ, giỏi giang ở làng. Mới đây, được chồng gánh vác công việc ở vườn rau, chị Y Trâm đã xin vào làm công nhân Xí nghiệp May Kon Tum để kiếm thêm thu nhập, bởi chị cho rằng lớp người trẻ như chị cần phải biết vươn lên để làm giàu…

Ở làng, nhiều người bảo gia đình bà Y Trưm giàu có. Bà Y Trưm và các con của mình thì luôn khiêm tốn, nỗ lực làm ăn, vận động bà con dân làng cùng cố gắng để cái nghèo không đeo bám.

Bài, ảnh: Tú Quyên 

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by