• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Người giữ nghề dệt ở thôn Nông Kon

13/08/2024 13:30

Dù tuổi đã cao và đôi tay không còn linh hoạt, dẻo dai như lúc trẻ, nhưng bà Y Viên (sinh năm 1943, người Gié- Triêng) ở thôn Nông Kon (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) vẫn duy trì dệt thổ cẩm như một đam mê với mong muốn gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Gié- Triêng.

Bà Y Viên biết dệt từ năm 13 tuổi. Đêm đêm, bên bếp lửa nhà sàn, bà kiên trì ngồi bên mẹ để học cách dệt. “Hồi đó, tôi mê dệt tới nỗi không chịu đi ngủ. Mẹ tôi bảo, phải lớn thêm vài tuổi nữa, mẹ sẽ dạy cho, nhưng tôi đã không đợi được cứ năn nỉ mãi. Thế là mẹ đồng ý dạy. Tôi học dệt rất nhanh. Lên 14 tuổi, tôi đã có thể tự dệt những tấm thổ cẩm có hoa văn đơn giản” - bà Y Viên bộc bạch.

Khi lập gia đình riêng, bà Y Viên vẫn gắn bó với nghề dệt. Bà cùng với chị em trong làng trồng bông trên những mảnh vườn rộng sau nhà để lấy bông kéo sợi. Rồi họ cùng nhau lên rừng tìm vỏ cây, lá rừng về nhuộm màu cho sợi vải. Ngày đó, ở thôn Nông Kon nhiều người cho rằng dệt không phải là nghề. Bởi dệt không thể đủ gạo ăn. Nhưng với bà Y Viên, nghề dệt vừa có thể giúp bà trang trải cuộc sống vừa để giữ gìn đam mê. Ngoài giờ lên rẫy, thời gian còn lại, bà dành để ngồi bên khung cửi. Bà tin rằng, khi dệt ra những tấm thổ cẩm đẹp, mọi người sẽ tìm mua. Dần dần, sản phẩm dệt thủ công mộc mạc và giản dị của bà Y Viên đã chinh phục được người dân trong và ngoài thôn. Mỗi tháng, bà có thể bán một vài sản phẩm.

Bà Y Viên chăm chút, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Ảnh: TH

 

Theo bà Y Viên, công đoạn khó nhất khi dệt thổ cẩm là mắc cửi, lên khung, sỏ khổ, lắp ghép các bộ phận của khung cửi. Các công đoạn phải thực hiện đúng trình tự, có như vậy thì quá trình dệt mới không bị rối, sản phẩm khi hoàn thiện mới đều màu, mịn màng, đúng như ý đồ của người dệt.

Cũng theo bà Y Viên, nghề dệt thổ cẩm của mỗi dân tộc khác nhau chủ yếu về họa tiết, hoa văn và màu sắc. Với đồng bào Gié- Triêng, các họa tiết hoa văn được phối trên nền màu đen là chủ đạo với các họa tiết kết hợp giữa màu đỏ, trắng và vàng, tạo nên phong cách riêng. Muốn dệt được hoa văn, người dệt phải hình dung rõ từng loại hoa văn và thể hiện nó qua việc bắt chỉ. Một tấm thổ cẩm có giá trị, ngoài sợi chỉ mịn màng, còn phải kể đến các hoa văn có sắc nét, cân đối, hài hòa hay không.

Chia sẻ cách để dệt một tấm thổ cẩm đẹp, bà Y Viên cho hay: Ngoài sự tỉ mỉ, cần cù thì người dệt phải am hiểu về truyền thống của dân tộc mình thì sản phẩm dệt mới giữ được nét truyền thống nhưng không lỗi thời.

“Trước đây, nguyên liệu để dệt thổ cẩm là sợi bông. Để phù hợp với yêu cầu của khách hàng và rút ngắn thời gian dệt, tôi sử dụng sợi chỉ và len làm nguyên liệu. Dệt từ nguyên liệu này, sản phẩm khi hoàn thành rất mềm, độ bền cao hơn so với bông" - bà Y Viên nói thêm.

Bà Y Viên dệt thổ cẩm. Ảnh: T.H

 

Trung bình phải mất từ 6-10 ngày bà Y Viên mới hoàn thiện một bộ đồ thổ cẩm, bán với giá từ 1-1,5 triệu đồng/bộ. Nhờ tay nghề cao nên các trang phục thổ cẩm của bà Y Viên được mọi người yêu thích và đặt mua thường xuyên. Theo mọi người trong thôn đánh giá, các trang phục của bà Y Viên có chất lượng tốt, các họa tiết hoa văn được chăm chút tỉ mỉ và rất đẹp.

Là người có kinh nghiệm, tay nghề cao trong dệt thổ cẩm, bà Y Viên dành nhiều thời gian truyền dạy cho người trẻ trong làng. Bà còn thường xuyên được mời đứng lớp truyền dạy trong các lớp dạy nghề truyền thống tại địa phương.

“Mỗi khi có cơ hội truyền dạy cho lớp trẻ, tôi đều cố gắng mang hết những kinh nghiệm của mình truyền lại. Tôi cũng luôn phân tích những cái hay, những nét đặc sắc của thổ cẩm để lũ trẻ hiểu và căn dặn chúng phải có trách nhiệm lưu giữ nét đẹp văn hóa này. Để gìn giữ và phát huy nghề dệt, rất mong chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích việc học và truyền dạy để nghề dệt mãi trường tồn” - bà Y Viên bày tỏ.

Ông Hiêng Lăng Thắng - Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho hay: Ở thôn Nông Kon, bà Y Viên là người tâm huyết, nỗ lực giữ gìn nghề dệt và thường xuyên truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Để giữ gìn và phát huy nghề dệt, hàng năm địa phương đều tổ chức các lớp truyền dạy nghề truyền thống. Ngoài ra, địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống để họ tích cực hơn trong việc tham gia bảo tồn, lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc.

THU HIỀN

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by