• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong    Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Blô    Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Plô   

Nét đẹp đời thường

“Kon Tum ơi mùa xuân đã về”

16/02/2021 06:09

Tôi tin chắc rằng nhiều người đã nghe và yêu thích giai điệu rộn ràng, vui tươi, tha thiết trong bài hát “Kon Tum mùa xuân về” của Nghệ sĩ ưu tú A Đuh. Nhưng những câu chuyện xung quanh ca khúc ấy hẳn là không có mấy người biết.

Tôi tìm đến nhà nhạc sĩ A Đuh ở thôn Kon Trang M’nây, xã Đăk La, huyện Đăk Hà vào một buổi sáng cuối năm. Nhà vườn của nhạc sĩ A Đuh nức hương thơm hoa cà phê trong không gian tĩnh lặng mang lại cho tôi một cảm giác thật bình yên.

Nhạc sĩ A Đuh còn có bút danh là Hoàng Du. Anh sinh ngày 16/6/1954 ở làng Kon Trang M’nây xã Đăk La, huyện Đăk Hà, dân tộc Ba Na (nhánh Rơ Ngao). Anh có những sáng tác mang hơi thở của núi rừng, có ánh lửa bập bùng, có tiếng ngân vang của cồng chiêng, có tình yêu quê hương tha thiêt của đồng bào Tây Nguyên.

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, A Đuh vinh dự được Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch tặng Huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng”; được Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp âm nhạc”, hai huy chương Vàng, ba huy chương Bạc và được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2012.

Nhạc sỹ A Đuh đang ký âm cho những bài cồng chiêng. Ảnh: D.L

 

Anh cho biết bài ca “Kon Tum mùa xuân về” được anh sáng tác vào đầu Xuân năm 1995, đúng dịp kỷ niệm 20 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/1995). Vào dịp này, đi đến đâu chúng ta cũng được tận hưởng không khí sôi động và nhộn nhịp tươi vui; từ thành thị đến vùng nông thôn hay ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cách mạng, đâu đâu cũng rực rỡ cờ Tổ quốc tung bay trên nền trời xanh, với những ánh mắt rạng ngời, những nụ cười hiền dịu, hoa rừng đua nhau nở, đàn chim kơ tia tung tăng lượn bay hót vang rộn ràng. Những hoạt động kỷ niệm diễn ra ở khắp thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với những sinh hoạt văn hóa cồng chiêng; tiếng cồng chiêng rộn ràng, những vòng xoang bất tận. Tất cả đã đem lại sự thăng hoa cảm xúc trong tâm hồn người nghệ sĩ. Và ca khúc “Kon Tum mùa xuân về” đã ra đời, gần gũi, quen thuộc với người dân Kon Tum, để rồi, cứ mỗi độ xuân về, ca khúc “Kon Tum mùa xuân về” lại vang lên trên quê hương “Làng hồ” này.

Chỉ bằng vài nét phác họa đơn sơ, cách lựa chọn hình ảnh thân quen, bình dị, âm thanh rộn ràng và với cách sử dụng các từ ngữ “ơi”,”rồi” đi liền với động từ “bay”- nhạc sĩ  A Đuh đã vẽ lên bức tranh xuân thật đẹp, tràn đầy nhựa sống bằng cả không gian cao rộng với “dòng sông trôi êm đưa thuyền về bến”, với mặt đất bao la phủ màu sắc hoa rừng tươi tắn; với âm thanh vang vọng mang đậm phong vị của miền sơn cước và cả trong tâm trạng đầy say đắm và hân hoan.

Với A Đuh, bức tranh mùa xuân giản dị, đơn sơ trong nhạc phẩm của anh, nhưng làm cho người ta luôn có cảm giác đầy màu xanh cây trái và trào dâng khát vọng sống, có ý thức trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước và ước mong luôn được cống hiến. Có lẽ đó chính là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo rất riêng của nhạc sĩ A Đuh. Bởi, mùa xuân là một khái niệm của thời gian. Ở đây “Mùa xuân” còn là một ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường để góp sức mình làm đẹp cho mùa xuân. Nếu như mùa xuân của đất trời mang bao hương sắc, lộng lẫy, kiêu sa thì mùa xuân của lòng người cũng không kém phần phong phú, rộn ràng.

Mùa xuân đang về khắp muôn nơi. Mùa xuân mang đến cho các nhạc sĩ nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung những xúc cảm dâng trào. Những rung động ấy là động lực khơi gợi sức sáng tạo để từ đó các nhạc sĩ có thêm những tác phẩm tươi mới về mùa xuân đất nước, mùa xuân của tình yêu... Nhưng với tôi, một người đang sinh sống và làm việc ở Kon Tum, thì  bài hát “Kon Tum mùa xuân về” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó mong được cống hiến cho quê hương Kon Tum, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Điều đó được nhạc sĩ A Đuh nói hộ chúng ta qua ca từ giản dị, đơn sơ nhưng vô cùng ý nghĩa của ca khúc “Kon Tum mùa xuân về”.

DƯƠNG LÊ

   

Các tin khác

  • Nhặt được của rơi trả người đánh mất
  • Làm giàu trên quê hương mới
  • Cô gái Ba Na và niềm say mê âm nhạc
  • Trưởng thôn gương mẫu, nhiệt tình
  • Vượt lên nghịch cảnh
  • Hai nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân gian
  • “Đóa hoa” hướng dương dâng đời
  • A Huih - Chi hội trưởng nông dân gương mẫu
  • Thầy giáo tận tâm “gieo chữ” vùng cao
  • Cán bộ nông dân năng động
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, làm việc với Đồn Biên phòng Đăk Nhoong
  • Bộ CHQS tỉnh: Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
  • Tặng quà, chúc Tết lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia
  • Làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm và làm việc tại xã Đăk Nhoong
  • Lật xe trên đèo Măng Rơi
  • Tìm tương lai sáng cho mía đường - Kỳ II: Thăng trầm “đời mía”
  • Ngọc Hồi: Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Nghĩa tình nơi biên cương
  • Chinh phục đông trùng hạ thảo
  • Nhịp cầu vượt sông
  • Bãi cát “giải nhiệt” dưới chân cầu Đăk Bla

Đất & Người Kon Tum

  • Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
  • Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.
  • Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
  • Nghệ nhân Y Hướt với tình yêu thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by