• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Gương sáng vùng biên

02/06/2021 06:01

Ở thôn Đăk Răng (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), già làng A Lào (83 tuổi) là người uy tín, luôn nỗ lực góp sức hướng dẫn, vận động dân làng vượt qua các hủ tục; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên.

Theo lời già làng A Lào, nhiều năm qua ông cùng đội ngũ cán bộ xã, thôn đã phải rất nỗ lực để tuyên truyền, vận động người dân bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến đời sống của dân làng.

Già A Lào chia sẻ: Ngày trước, người dân trong thôn còn tin vào hủ tục, như ốm đau không đến trạm xá, bệnh viện mà mời thầy cúng về cúng. Đây là một hủ tục đã ăn sâu vào tiềm thức người dân từ xa xưa, vì vậy để giúp người dân bài trừ là một quá trình vận động, tuyên truyền lâu dài. Tôi cùng với những người uy tín trong làng đã đi đến từng nhà giải thích, vận động; đồng thời, kết hợp trong những buổi họp thôn để người dân nâng cao nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của các thầy thuốc, các cơ sở y tế trong khám, chữa bệnh. Qua tuyên truyền, vận động và thực tế chứng kiến, đến nay người dân trong thôn khi ốm đau đã biết đến bệnh viện để chữa trị.

Trong công tác xây dựng nông thôn mới, già làng A Lào luôn là tấm gương sáng, luôn đi đầu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để người dân thực hiện theo.

Già làng A Lào là tấm gương đi đầu trong mọi công tác tại địa phương. Ảnh: V.T

 

Khi được các cấp, chính quyền triển khai về công tác xây dựng nông thôn mới, tôi luôn cố gắng đi đầu để người dân học tập theo. Ở trong thôn để được người dân tin tưởng, học hỏi thì phải nói được, làm được. Trong phong trào hiến đất làm đường, tôi chủ động phá bỏ 30 cây cà phê để làm đường dẫn vào khu sản xuất của người dân, tạo điều kiện cho người dân có đường đi lại thuận tiện. Hưởng ứng việc làm ý nghĩa này, trong thôn cũng có nhiều người hiến đất làm đường, tiêu biểu trong số đó có bà Y Nông đã hiến 120m2 đất để làm đường liên thôn- già A Lào kể.

Pờ Y là xã biên giới, giáp với 2 nước bạn Lào và Campuchia nên ông luôn tích cực phối hợp với các cấp chính quyền, bộ đội biên phòng trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân, đặc biệt là các văn bản luật, quy chế biên giới… để giúp người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ vững hòa bình, an ninh trật tự khu vực biên giới.

“Việc tuyên truyền giữ gìn trật tự vùng biên là một công tác vô cùng quan trọng đối với những xã vùng biên. Đặc biệt hiện nay khi dịch Covid-19 đang có những diễn biến vô cùng phức tạp thì công tác này càng phải được thực hiện quyết liệt và tuyên truyền hằng ngày để người dân nâng cao nhận thức không nghe lời kẻ xấu xúi giục dẫn dắt người vượt biên trái phép và không cho người nhập cư trái phép để chủ động phòng chống dịch bệnh và giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới”- già A Lào bộc bạch.

Đặc biệt, ông đã bỏ công sức, tiền bạc để làm đường ống đưa nước giọt về cho dân làng sử dụng. Già A Lào cho biết: “Bến nước là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Ca Dong, vì vậy tôi muốn giữ gìn lại cho dân làng. Tôi tự mua ống nước, gạch để làm đường dẫn nước từ khe suối vào. Đồng thời xin UBND xã hỗ trợ xi măng để xây dựng. Thấy tôi làm việc có ích, người dân trong thôn cũng nhiệt tình hưởng ứng, ai có tiền thì góp tiền, ai có sức thì góp sức để làm công trình nước, đến nay đã đi vào sử dụng.

Già A Lào bỏ công sức, tiền bạc để làm đường ống đưa nước giọt về cho dân làng sử dụng. Ảnh: VT

 

Là già làng, già A Lào am hiểu rất nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Ca Dong như các bài cúng truyền thống: cúng mừng lúa mới, cúng bến nước… và các bài chiêng truyền thống. Trong thôn, già là một trong những tay chiêng lão luyện có mặt trong tất cả các lễ hội, sự kiện quan trọng của làng.

“Trong thôn ai thích đánh chiêng thì tôi đều dạy cả. Khi có dịp lễ quan trọng tôi sẽ đứng ra kêu gọi đội chiêng tập luyện. Tôi rất thích dạy cho thế hệ thanh, thiếu niên vì chúng học rất nhanh. Đồng thời, tôi cũng rất mong văn hóa truyền thống của đồng bào mình được thế hệ trẻ tiếp nối, tiếp tục lưu truyền đến hàng ngàn đời sau” - già làng A Lào bộc bạch.

Với những đóng góp của mình, già làng A Lào vinh dự được các cấp từ Trung ương đến địa phương trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2017, ông vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc; năm 2020, ông được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

VĂN TÙNG

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025 tại huyện Kon Rẫy
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng theo lời dạy của Bác
  • Tinh thần “thần tốc” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Mong một phép màu cho người thợ xây gặp nạn
  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by