• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Nét đẹp đời thường

Cựu quân nhân làm giàu từ mô hình nấm linh chi

02/11/2017 18:07

​Ở xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) có cựu quân nhân Lê Công Khanh xây dựng mô hình làm phôi, nấm linh chi và các loại nấm thương phẩm khác cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Anh còn sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm trồng, cấy ghép phôi nhiều loại nấm khác cho người học nghề đang có nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh.

5 năm học nghề làm nấm

Năm 1998, anh Lê Công Khanh xuất ngũ với cấp bậc thượng sỹ và lấy vợ lập nghiệp ở thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà). Môi trường quân nhân đã rèn luyện cho anh tính độc lập, kiên nhẫn, chịu đựng trước gian khó, để có thành công trong sự nghiệp hôm nay.

Anh nói: Sau khi rời quân ngũ, cưới vợ xong mới chịu làm sinh viên ở Trường Cao đẳng Xây dựng Hà Nội. Học xong, tôi hợp đồng dạy nghề đúng chuyên môn bằng cấp đào tạo tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đăk Hà. Đầu năm 2012, khi được đi tham quan trang trại nấm ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), tôi đã say mê mô hình trồng các loại nấm thực phẩm đang bắt đầu sốt trong nước.

Anh Khanh bên các giá nấm linh chi. Ảnh: M.T

 

Từ tình cờ đó, anh đã trăn trở và cuối năm 2012 bất ngờ viết đơn xin nghỉ việc ở Trung tâm Dạy nghề huyện Đăk Hà, rồi rủ thêm 5 người khác khăn gói đi học nghề trồng, sản xuất nấm với thời gian gần 4 tháng ở Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Ana (tỉnh Đăk Lăk).  

Theo anh Khanh, lúc đó, người thân và bạn bè đều khuyên bảo, nhưng anh vẫn quyết tâm. Anh đăng ký học nghề làm nấm. Trong thời gian học nghề, tranh thủ những ngày nghỉ anh đi các Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam… để tham quan, học nghề thực tế.

Năm 2014, anh về lại địa phương mở trang trại làm nấm tại nhà. Thấy anh hăng say với mô hình làm nấm, các cựu quân nhân sinh hoạt chung câu lạc bộ cựu quân nhân ở xã Đăk Hring đã bàn bạc cùng thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại và dịch vụ cựu quân nhân. Theo anh, mỗi xã viên góp vốn bằng mô hình kinh tế hiện có và hoạt động độc lập tài chính, nhưng có sự giám sát của Ban Chủ nhiệm hợp tác xã đúng theo quy định pháp luật đã đăng ký như trồng cao su, xây dựng nhà dân dụng, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ xe tải nhỏ chở hàng hóa, sửa xe máy…

Riêng anh Khanh góp vào hợp tác xã là trang trại chuyên sản xuất nấm linh chi 100m2 ban đầu, và được các cựu quân nhân tín nhiệm vào chức vụ chủ nhiệm. “Chúng tôi tâm niệm, xây dựng Hợp tác xã trên chủ yếu là tập hợp các mô hình làm kinh tế của cựu quân nhân để học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất và truyền nghề cho bà con trên địa bàn có nhu cầu. Đồng thời, có tư cách pháp nhân về hợp tác xã để thu hút các nguồn vốn, chương trình chính sách khác góp phần giảm khó khăn đầu tư ban đầu một số mô hình làm kinh tế hội viên nhỏ lẻ ở cơ sở” - anh Khanh nói thêm.

Với mô hình làm nấm góp vào Hợp tác xã, đích thân anh đã tiếp nhận 4 lao động là con em các cựu quân nhân vừa học, vừa phụ việc với mức lương 3-3,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, giai đoạn này, thất bại luôn vây quanh anh. Anh tâm sự: Dù học hỏi kinh nghiệm của các chủ trang trại nấm đi trước nhưng tôi vẫn thất bại. 4 tháng chỉ hấp tiệt trùng đạt yêu cầu khoảng 300 bịch phôi nấm, chưa lấy lại được 1/5 vốn bỏ ra. Nợ nần chồng chất, tôi vẫn quyết chịu đựng, mày mò nghiên cứu để tìm hiểu nguyên do vì đâu tạo phôi nấm chưa đạt yêu cầu.

Thời gian sau đó, anh ăn, ngủ tại lò hấp tự chế, tự làm phôi nấm ở nhà; liều vay vốn vài trăm triệu đồng bên ngoài.  

Đến năm 2015, sự kiên nhẫn và chịu khó đã giúp anh Khanh. Lần lượt 3 đợt tạo phôi nấm mới đã cho thành công với cộng gộp gần 24 ngàn bịch phôi đạt tiêu chuẩn tạo nấm đạt năng suất cao. Lúc này anh mới thông báo với người thân, hội viên hợp tác xã biết. Theo anh Khanh, lần đầu tiên trái ngọt là đưa ra thị trường phôi và sản phẩm từ nấm rơm, nấm sò, nấm mèo và nấm linh chi, thu nhập hơn 200 triệu đồng. Chưa kể hàng tạ nấm được vợ anh giữ lại để biếu bà con và những người động viên, chia sẻ những lúc khốn khó trước kia.

Gặt hái quả ngọt

Năm 2016, qua giai đoạn khó khăn, vừa sản xuất, anh vừa nghiên cứu, tự xây lò hấp nấm, để giảm kinh phí đầu tư tiền tỉ đối với việc thuê nhân công làm việc này. Tiếp đến, anh còn tự tay thiết kế, cho ra đời hàng loạt máy móc phục vụ quy trình sản xuất nấm, bao gồm máy trộn mùn cưa, máy sàng mùn cưa, máy đập bịch, máy phay mùn; tự chế biến thuốc tiệt trùng từ ớt, tỏi, hành, sả… để vệ sinh trang trại.

Anh Khanh bên chiếc máy đập mùn cưa tự làm để giảm chi phí sản xuất. Ảnh: M.T

 

Đến nay, người dân ở các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, ở miền Nam đều biết đến thương hiệu nấm linh chi và nấm sò của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại và dịch vụ cựu quân nhân Đăk Hring. Anh Khanh cho biết, trang trại nấm có diện tích 9.000 m2, với khu ươm giống 1.500m2; loại nấm sản xuất của hợp tác xã chủ yếu nấm sò và linh chi. Bạn hàng ổn định trải rộng khắp các huyện trong tỉnh Kon Tum và tỉnh bạn: Đà Nẵng, Phú Yên…

Ngoài bán các loại nấm thực phẩm trên, anh Khanh còn bán cả bịch đã cấy phôi sẵn cho những ai muốn tự mình nuôi nấm với mỗi năm chừng 250 ngàn phôi (tương đương số tiền 600 triệu đồng). Anh cũng thường xuyên đi dạy nghề, truyền đạt kinh nghiệm trồng các loại nấm tiêu dùng cho lao động ở các huyện trong tỉnh có nhu cầu học nghề, chịu khó đầu tư sản xuất kinh doanh.

Riêng năm 2016, tổng doanh thu từ trại nấm của anh Khanh hơn 600 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí lãi gần 150 triệu đồng. 10 tháng đầu năm nay, anh Khanh ước doanh thu đạt 1 tỉ đồng, lãi chừng 250 triệu đồng. “Hiện, tôi còn đang vừa làm, vừa nghiên cứu nuôi nấm ổn định dưới tán rừng Ngọc Linh, làm rượu nấm linh chi và mở rộng thêm quy mô” - anh Khanh phấn khởi nói.

Ông Đặng Thế Quyết - Chủ tịch UBND xã Đăk Hring đã nhận xét, mô hình trại nấm của cựu quân nhân Lê Công Khanh là điểm sáng về tự thân lập nghiệp tích cực ở địa phương. Trại nấm tiếp tục được chính quyền cấp thêm 6.000m2 đất, góp phần cho việc mở rộng sản xuất, là nơi cho bà con học nghề làm nấm, tạo thu nhập ổn định.

Mai Trâm

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024
  • Sở GD&ĐT đối thoại với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
  • Đăk Glei: Xe tự lật một người chết và một người bị thương nặng
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức về nguồn tại khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy
  • Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trương Thị Linh thăm và trao nhà Đại đoàn kết tại xã Ngọc Linh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by