• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Nét đẹp đời thường

Có "của để dành" nhờ vườn cà phê

20/12/2016 09:03

Nhờ kiên trì giữ vườn và chăm sóc cẩn thận, sau mấy năm "bĩ cực", khi cây cà phê "hồi giá" và có hướng phát triển ổn định, gia đình ông A Luân đã thu nhập đều đặn mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Không chỉ thoát nghèo, gia đình ông đã có “của dể dành”, trở thành một trong những hộ khá giả nhất làng Giăng Lố 1 (xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi).

Đến muộn, nhưng mùa mưa năm nay ở vùng biên cũng đi sớm. Nắng ráo cho những đồi cà phê nhanh ươm màu, chín rộ. Với 2ha cà phê vối đang trong thời kỳ kinh doanh ổn định, ông A Luân cho hay: Tuy năng suất bị giảm đến 20-30%, do ảnh hưởng nặng từ mùa khô hạn năm 2016; song bù vào, lại "được giá" nên gia đình có khả năng thu gần 150 triệu đồng.

Thấm thoát, năm nay đã là năm thứ 18, ông A Luân và gia đình "làm quen" với cây cà phê. Ngày ấy - ông A Luân kể - ở vùng biên giới xa xôi, gian khổ, đường rẫy rất khó khăn, mùa mưa, không loại xe nào đi lại được, trừ U-oát "đặc chủng" của BĐBP ra vào khu vực biên giới.

Ông A Luân có thu nhập ổn định nhờ trồng cà phê. Ảnh: T.N

 

Sống nhờ nương rẫy, nhưng mỗi năm chỉ làm được một mùa từ tháng 3 tháng 4 đến tháng 11, 12, nên cố gắng lắm, lúa cũng chỉ đủ ăn 7-8 tháng. Bắp mì đến kỳ thu hoạch, bán được ít tiền, song mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều trông vào đấy, nên chẳng khi nào hết thiếu trước hụt sau. Mùa giáp hạt, không năm nào tránh khỏi thiếu đói. Vợ chồng con cái phải đi làm thuê đắp đổi.

Những năm 1998-1999, huyện Ngọc Hồi đã cơ bản ổn định sau ngày thành lập (15/10/1991). Phong trào vận động chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mà trọng tâm là trồng cao su, cà phê phát triển mạnh.

Được tuyên truyền, vận động, lại có dịp tiếp xúc, gần gũi với các hộ làm ăn khá, giỏi ở xã Sa Loong, đầu mùa mưa năm 1998, ông A Luân đã mạnh dạn vay 2,5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (lúc đó, tương đương với hơn 2 chỉ vàng) để đầu tư trồng 2ha cà phê.

Ông cũng là một trong số nông dân người Ka Dong đầu tiên ở vùng biên giới của huyện Ngọc Hồi chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật cơ bản vào trồng, chăm sóc cây cà phê; nuôi bò để lấy nguồn phân hữu cơ chăm bón cà phê.

Nhờ chịu khó học hỏi và tuân thủ quy trình kỹ thuật, vườn cà phê của gia đình sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy vậy, đến kỳ thu bói và những năm sau đó, rơi trúng chu kỳ cà phê rớt giá, nên hiệu quả chưa thấy đâu. Trong giai đoạn khó khăn đó, không ít bà con nông dân ở xã Sa Loong trồng cà phê đã tự ý phá bỏ, quay lại trồng mì, hoặc chuyển sang trồng cao su và một số loại cây trồng khác, những mong có thu nhập ổn định hơn.

Nhờ chịu khó tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất, nắm bắt thông tin, nên ông A Luân đã quyết tâm giữ vườn. Trong lúc nguồn thu từ cà phê ít, ông xác định chủ yếu "lấy công làm lời", luôn chủ động tìm nguồn phân chuồng, phân xanh để chăm bón; kết hợp với làm cỏ, tưới nước chu đáo vào mùa khô.

Đặc biệt, ông thường dùng phân bò trộn với trấu, ủ bằng phương pháp lên men, kết hợp với sử dụng phân vi sinh với liều lượng thích hợp, để bổ sung độ màu cho đất, dưỡng chất cho cây cà phê phát triển tổng thể, bền vững. Ông tưới cà phê bằng máy dầu, tuy đường từ suối lên vườn đồi khá xa, nhưng luôn đảm bảo đủ nước vào cao điểm mùa khô hạn.

Nhờ kiên trì giữ vườn và chăm sóc cẩn thận, sau mấy năm "bĩ cực", khi cây cà phê "hồi giá" và có hướng phát triển ổn định, gia đình ông A Luân đã nhanh chóng thu hoạch ổn định, thu nhập đều đặn. Những năm 2010- 2015, năm nào, mỗi vụ cà phê, gia đình ông A Luân cũng thu bình quân 200 triệu đồng.

Ổn định thu nhập, lại khéo chi tiêu, dành dụm, năm 2012, gia đình ông A Luân là hộ đồng bào Ka Dong đầu tiên ở làng Giăng Lố 1 đầu tư xây nhà ở khang trang, trị giá hơn 450 triệu đồng.

“Không chỉ sản xuất giỏi, ông A Luân còn là hội viên nông dân gương mẫu, sống chan hòa, gắn bó với bà con, nhiệt tình tham gia các phong trào quần chúng ở địa phương” - Chủ tịch UBND xã Sa Loong - Nguyễn Sĩ Hải ghi nhận.

Kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu của ông A Luân luôn được xã chọn là điển hình để phổ biến, giới thiệu trong quá trình triển khai cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Thanh Như 

   

Các tin khác

  • Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu
  • Tuổi cao gương sáng
  • Miệt mài giữ nghề xưa
  • Cô giáo mê thiết kế áo dài phối thổ cẩm
  • Cô học trò nghèo với ước mơ đẹp
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by