• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Nét đẹp đời thường

Chi hội trưởng nông dân gương mẫu

12/07/2022 13:03

Phát huy vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn, trong 13 năm qua, ông A Khăm ở thôn Tê Rông, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) luôn luôn nỗ lực, đem hết sức mình để cùng với các hội viên nông dân phát triển kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho hội viên.

Đợi quá 11 giờ trưa, nhưng tôi vẫn không thấy ông A Khăm về nhà. Mãi đến khi những cơn mưa nặng hạt trút xuống, ông A Khăm mới tất tưởi chạy về. Phủi chiếc áo sờn vai, ướt đẫm nước mưa, ông A Khăm xởi lởi chào tôi bằng cái bắt tay thân mật.

“Nghe Hội Nông dân huyện thông báo có nhà báo đến nhà, nhưng từ sáng đến giờ tôi đang bận gặp các hội viên để lên danh sách tập huấn mô hình phát triển kinh tế. Tham công tiếc việc, quên cả thời gian, để nhà báo đợi lâu chưa, thông cảm cho tôi nhé!” - ông A Khăm mở lời.

Rót chén trà nóng mời khách, ông A Khăm cung cấp những thông tin cơ bản về Chi hội Nông dân thôn Tê Rông mà không cần lật sổ sách theo dõi. Ông cho biết, thôn Tê Rông hiện có 125 hội viên nông dân. Bà con trong thôn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào các loại cây chủ lực như mì, lúa, cao su và cà phê. Trong đó, diện tích mì 130ha, lúa  38ha, cao su 28ha và cà phê 23ha.

Là một xã vùng xa, địa hình chia cắt, giao thông đi lại không thuận lợi nên đời sống hội viên ở đây còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như hội nông dân các cấp, những năm gần đây, đời sống của bà con trên địa bàn từng bước được cải thiện, nâng lên đáng kể. Đặc biệt là sự chuyển biến tích cực của bà con trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có lợi thế để phát triển kinh tế.

Ông A Khăm dẫn chứng: Chỉ mới khoảng 6 năm trước thôi, bời lời là một trong những loại cây trồng chiếm diện tích nhiều nhất trên địa bàn thôn, đến hơn 100ha. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản phẩm từ cây bời lời không ngừng xuống giá. Chính vì vậy, chính quyền địa phương và thôn đã kịp thời vận động bà con chuyển đổi diện tích đất trồng bời lời sang phát triển các loại cây trồng khác (cao su, cà phê…) có giá trị kinh tế cao hơn.

Theo đó, phát huy vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của thôn, ông A Khăm trực tiếp đến từng hộ gia đình, hội viên để tuyên truyền, vận động chuyển đổi mô hình kinh tế theo chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Ông A Khăm tâm sự: Là Chi hội trưởng 13 năm nay, tôi ít nhiều đã tạo được uy tín với bà con và hội viên. Và qua việc đến tận ngõ, gõ cửa tận nhà, đồng thời kết hợp với các buổi sinh hoạt thôn, tôi tranh thủ trò chuyện, chia sẻ với mọi người về những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế, nhất là sự cần thiết phải chuyển đổi diện tích trồng cây bời lời sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn để phát triển kinh tế gia đình. Bởi vậy, từ hơn 100ha bời lời trên địa bàn thôn, đến nay giảm xuống chỉ còn chưa đến 15ha.

Cùng với việc đi đầu trong tuyên truyền, vận động người dân, ông A Khăm cũng là người đầu tiên đưa sáng kiến thành lập mô hình vần công trong hội viên nông dân trên địa bàn thôn.

Được triển khai từ năm 2015, mô hình vần công nhanh chóng được hầu hết hội viên tham gia. Mô hình không chỉ tiết kiệm việc chi phí thuê người làm công cho các gia đình, mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm; gắn kết các hội viên nông dân trong thôn ngày càng khăng khít, phát huy tốt các phong trào thi đua.

Ông A Khăm chăm sóc vườn mì phát triển kinh tế. Ảnh: TT

 

Được biết, ngoài thành tích trong hoạt động Hội, ông A Khăm cũng là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình. Hiện tại, gia đình ông có 2ha mì, 3 sào lúa, 200 gốc cà phê, kết hợp với chăn nuôi dê và bò; thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ông trên 100 triệu đồng.

Ông Võ Đình Thăng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đăk Tô đánh giá: Ông A Khăm là một trong những chi hội trưởng chi hội nông dân thôn “gạo cội” trên địa bàn huyện. Không những làm tròn vai trò và trách nhiệm được giao, ông A Khăm còn luôn đi đầu trong việc xây dựng các phong trào và gắn kết tinh thần đoàn kết của hội viên trên địa bàn, xứng đáng để mọi người trong thôn Tê Rông học tập, làm theo.

Tất Thành

   

Các tin khác

  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
  • Nữ cán bộ thôn trẻ năng nổ, nhiệt huyết, trách nhiệm
  • Người cán bộ thôn gương mẫu, tận tụy
  • Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó
  • Sống đẹp vì cộng đồng
  • Cô giáo trẻ nhiệt huyết, yêu nghề
  • Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by