• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Nét đẹp đời thường

Biến suy nghĩ làm giàu thành hiện thực

26/04/2022 13:11

“Tôi luôn tin rằng, sự cần cù, chịu khó và ý chí nỗ lực vươn lên chính là con đường mà bắt buộc ai cũng phải đi nếu muốn nếm được quả ngọt” – sau câu nói như lời khẳng định, ông Phạm Văn Tinh cười giòn tan dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi heo rừng của gia đình tại thôn 5, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô.

Suy nghĩ đơn giản, nhưng rất thực tế, đối với ông Phạm Văn Tinh, câu nói trên chính là kim chỉ nam cho hành động bản thân trong suốt những năm qua.

Tự mình mày mò, học hỏi, sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng ông Tinh đã gây dựng thành công mô hình nuôi heo rừng lấy thịt. Từ trang trại nuôi heo của mình, có những thời điểm, đàn heo của ông Tinh “ra 1 lời 3”, đem về nguồn thu nhập đáng kể để trang trải cuộc sống, nuôi 5 con học hành.

Xoa xoa đôi bàn tay sạm nắng, ông Tinh thoăn thoắt cắt những thân chuối to bằng bắp tay thành từng phần nhỏ. Chẳng mấy chốc, 3 thau thân chuối đã đầy ụ. Thấy ông Tinh tiến vào vườn, cả đàn heo ùn ùn chạy tới, bu xung quanh người, háo hức đợi được ăn.   

Ông Tinh chăm sóc đàn heo của gia đình. Ảnh: TT

 

Chờ một lúc cho cánh phóng viên chúng tôi quay phim, chụp hình đàn heo xong, ông Tinh cởi mở trò chuyện: “Ngày đó, tôi muốn tìm một mô hình phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đó là mô hình phải vừa tận dụng được khoảnh đất vườn, vừa giảm tối thiểu chi phí, đồng thời cũng có thể tận dụng được nguồn phụ thải nông nghiệp của gia đình. Theo đó, tôi chọn và gắn bó với mô hình nuôi heo rừng đến giờ cũng đã được 10 năm. Hiện tại, sau đợt xuất bán vừa rồi, trong chuồng còn lại 79 con (22 con heo nhỏ và 57 con heo lớn). Trung bình mỗi năm, tôi nuôi khoảng 160 con heo rừng”.

Hiện tại, với giá thị trường của heo hơi giống từ 160 đến 180 nghìn đồng/kg và giá heo hơi thịt 120 nghìn đồng/kg. Dự kiến năm nay, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, đàn heo mang về cho gia đình ông Tinh khoảng 300 triệu đồng.

Ngắm nhìn đàn heo bóng nhẫy, khỏe khoắn, đang tranh nhau ăn, ông Tinh tự hào: Đàn heo này, tôi cho ăn ít tinh bột, nếu cao nhất cũng chỉ 15% thức ăn tinh bột. Thức ăn chủ yếu là phụ thải nông nghiệp của gia đình (thanh long, củ chuối, rau,…). Nhờ tận dụng tối đa nguồn thức ăn thô nên chi phí đầu tư chăn nuôi khá thấp, trong khi chất lượng thịt lại chắc và thơm.

Theo ông Tinh chia sẻ, những ngày đầu bắt đầu thực hiện mô hình, bản thân thiếu kinh nghiệm như: Việc xây dựng trang trại chăn nuôi chưa đảm bảo tốt yếu tố môi trường; chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong xử lý dịch bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc…Tuy nhiên, nghề dạy nghề, ông Tinh vừa làm vừa học, tìm hiểu kỹ thuật, mô hình hay rồi áp dụng vào thực tiễn. Chắng mấy chốc, bản thân ông đã nắm được nhiều kiến thức, hiểu được các kỹ thuật chăn nuôi để gây dựng đàn heo ngày càng phát triển hơn.

“Về nuôi heo, người nông dân phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ cho môi trường sạch sẽ. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần hạn chế thấp nhất việc phát sinh nguồn bệnh trong đàn. Bên cạnh đó, trang trại nuôi heo phải tách biệt trong khuôn viên, tránh để heo tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Không nhốt chung đàn heo cũ với những con mới nhập. Heo mới phải được nuôi riêng, sau thời gian theo dõi sức khỏe mới được nhập đàn. Đồng thời, người nông dân phải thường xuyên để ý tiêm chủng định kỳ cho đàn heo. Đây chính là những điều kiện cơ bản để gây dựng đàn heo khỏe mạnh” – ông Tinh chia sẻ.

Hiện tại, bên cạnh mô hình nuôi heo rừng, ông Tinh còn trồng cà phê, cao su, huỳnh đàn đỏ. Phần diện tích đất trống được ông sử dụng để trồng thêm một số cây nông sản phục vụ cho việc chăn nuôi heo. Cần cù sản xuất, gia đình ông có tổng thu nhập trung bình hàng năm trên 600 triệu đồng (đã trừ chi phí). Dự định trong tương lai, ông Tinh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi với quy mô lớn hơn để phát triển kinh tế.

Chỉ tay vào đàn heo trắng con được nuôi tách biệt với đàn heo rừng, ông Tinh tự hào: “Đây là những con heo con đầu tiên tôi tự phối giống để tạo ra loại heo siêu thịt. Bây giờ tôi đang tập trung chăm sóc và phòng bệnh, chờ ngày chúng lớn lên để có thể nhân rộng đàn. Hy vọng những công sức tôi bỏ ra sẽ không hoài phí, đem lại kết quả khả quan” –  ông Tinh tỏ rõ sự quyết tâm và tràn đầy hy vọng.

Tất Thành

   

Các tin khác

  • Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu
  • Tuổi cao gương sáng
  • Miệt mài giữ nghề xưa
  • Cô giáo mê thiết kế áo dài phối thổ cẩm
  • Cô học trò nghèo với ước mơ đẹp
  • Gặp gỡ tài năng piano trẻ
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Thao Tôra- Thanh niên tiêu biểu giữ gìn bản sắc văn hóa
  • Cô giáo Ba Na hết lòng với trẻ thơ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by