Đến với Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông), bên cạnh tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, như hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring, nhiều du khách còn ghé thăm các địa điểm sản xuất nông nghiệp có dịch vụ du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức những trái cây sạch, tươi ngon.
Xác định việc hỗ trợ sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, thời gian qua, huyện Đăk Tô hết sức chú trọng xây dựng và phát huy hiệu quả các mô hình hỗ trợ sản xuất. Các mô hình đã giúp cho các hộ dân còn khó khăn biết cách làm ăn, quản lý chi tiêu, từng bước thoát khỏi đói nghèo.
Nhằm ứng phó kịp thời và hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022- 2023, huyện Kon Rẫy đang tích cực triển khai các phương án phòng, chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt trên địa bàn.
Xúc tiến thương mại được xem như “bà mối”, góp phần tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, để nối lại các kênh phân phối- tiêu thụ, thúc đẩy lưu thông hàng hóa của tỉnh, ngành Công thương tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thời kỳ hậu Covid-19, góp phần phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Xác định việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh tập trung triển khai một số giải pháp mạnh mẽ, tích cực, quyết liệt ngay từ đầu năm 2023.
Đến nay, Tu Mơ Rông đã phát triển được 2.937ha cây dược liệu, trong đó, sâm Ngọc Linh là 1.715ha, còn lại là các cây khác. Đây là lợi thế vô cùng to lớn để phát triển du lịch, vì vậy, huyện Tu Mơ Rông đã xác định phát triển dược liệu gắn với du lịch là hướng đi đột phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, huyện Đăk Tô đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao giá trị nông sản. Thông qua các mô hình liên kết, bà con nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế, chú trọng chăm sóc cây trồng để từng bước nâng cao đời sống gia đình.
Tháng 2/2021, khi triển khai Kế hoạch số 585/KH-UBND về phát triển cây dược liệu giai đoạn2021-2025 trên địa bàn huyện, nhiều người đã lo lắng không đạt mục tiêu phát triển 120ha dược liệu đến năm 2025 vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã chứng minh điều ngược lại.
Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là động lực quan trọng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương, những năm qua, huyện Đăk Hà có những định hướng cụ thể mang tính bền vững để tạo điều kiện phát triển CN-TTCN.
Chiều 24/2, Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao, 4 sao đợt 2- năm 2022.
Trong những năm qua, việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đi vào chiều sâu ứng dụng công nghệ cao gắn công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trên địa bàn thành phố Kon Tum, đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, hình thành các vùng trồng trọt, chăn nuôi có quy mô, hiệu quả, tạo việc làm và từng bước làm thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng đô thị thành phố Kon Tum trở thành đô thị trung tâm văn minh, hiện đại. Vì vậy, thời gian qua, thành phố Kon Tum đặc biệt chú trọng và siết chặt công tác quản lý quy hoạch và trật tự đô thị trên địa bàn.
Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 – 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hạn hán với mục tiêu là giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do hạn hán gây ra.
Ngày 7/11/2022, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 2332/QĐ-BCT về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí về điện trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 85/85 xã nông thôn đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới về điện.
Trong những năm qua, tỉnh ta tích cực triển khai nhiều giải pháp và tạo điều kiện thuận lợi phát triển các khu vực kinh tế. Từ đó, số lượng, quy mô các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng đáng kể và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Ít ai biết ở dãy núi Ngọc Linh ngoài “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh còn có loài ong chuyên kiếm phấn hoa sâm Ngọc Linh. Thứ mật ong đặc biệt được cô đọng từ phấn hoa sâm Ngọc Linh trong bầu không khí mát lạnh cho vị ngọt kèm chút đăng đắng. Không phải có tiền là mua được, mà để được thưởng thức phải đặt trước cả tháng trời.
Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp; độ che phủ rừng trên 63,12%; giải quyết việc làm cho khoảng 23.000 lao động; khoảng 50% số hộ sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp là những mục tiêu mà tỉnh ta đề ra trong năm 2023.
Chiều 20/2, UBND thành phố Kon Tum tổ chức Hội nghị Gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhà đầu tư đầu xuân Quý Mão 2023.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.