Còn khoảng 1 tuần nữa là đến lễ Noel, đây là lúc bước vào cao điểm người dân mua sắm hàng hóa phục vụ mùa Giáng sinh. Điều đáng ghi nhận là sự xuất hiện của nhiều mặt hàng Việt Nam với mẫu mã đẹp, giá bán phù hợp và được người tiêu dùng đón nhận.
Sáng 14/12, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quốc tế “Thương mại và Phân phối” – CODI 2018.
Dù thời tiết diễn biến thất thường gây nhiều khó khăn trong sản xuất cây rau vụ đông, song nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) đã chủ động xuống giống, gieo trồng đảm bảo tiến độ. Vụ đông năm nay, các loại rau màu truyền thống vẫn được các hộ nông dân ưu tiên đưa vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường, mang lại nguồn thu nhập cao.
Đăk Ang là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Hồi. Để giúp địa phương từng bước thoát nghèo, phát triển toàn diện, năm 2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngọc Hồi đã ban hành Nghị quyết “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng, phát triển toàn diện xã Đăk Ang đến năm 2020”. Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, xã đặc biệt khó khăn này đã có nhiều đổi thay khởi sắc.
Xây dựng nông thôn mới cần theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững là quan tâm đến lợi ích thực sự của người dân cả tinh thần lẫn vật chất. Vai trò làm chủ của người dân được phát huy.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo hướng bền vững, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao.
Thực hiện chương trình khuyến nông, năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho một số hộ dân xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai nuôi cá điêu hồng (còn gọi là cá diêu hồng) ở lòng hồ thuỷ điện Sê San. Việc nuôi cá hiệu quả, mở ra hướng đi mới giúp người dân có thêm thu nhập ổn định hơn.
Đăk Rơ Nga là 1 trong 5 xã đặc biệt khó khăn của huyện Đăk Tô. Nhiệm kỳ 2015-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra mục tiêu bình quân giảm tỉ lệ hộ nghèo của xã trên 4%/năm. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết, bình quân xã đã giảm được 6,4% hộ nghèo/năm.
Nhằm đảm bảo hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, tỉnh ta đã triển khai chương trình bình ổn thị trường hàng hóa. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các nhiệm vụ nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn định thị trường; trong đó, chú trọng đến việc đưa hàng Việt về các vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và điều tiết, bình ổn thị trường.
Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, thời gian qua, Ủy ban MTTQVN các cấp của huyện Sa Thầy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động triển khai nhiều việc làm cụ thể nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia thực hiện hiệu quả Cuộc vận động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương…
Thời gian qua, giá mủ cao su, cà phê thi nhau xuống thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn. Đây là những mặt hàng nông sản chủ lực, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh nên việc giá cả “rủ nhau xuống thấp” khiến cho nhiều hộ nông dân gặp khó.
Tỉnh ta có nhiều đặc sản và những đặc sản ngày càng được người tiêu dùng ở các nơi khác biết đến và ưa chuộng. Mỗi khi có dịp đến thăm Kon Tum du khách thường chọn mua những sản vật này làm quà biếu người thân.
Ngày 28/11, Công ty CP Cấp nước Kon Tum tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu. Đến dự có đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh cùng 74/80 cổ đông.
Hướng tới giảm nghèo đa chiều và đẩy mạnh các biện pháp xã hội hóa huy động nguồn vốn, thành phố Kon Tum đang chuyển dần từ hình thức hỗ trợ vốn sang chủ yếu hỗ trợ mang tính tác động nhằm giúp hộ nghèo thành phố tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển chăn nuôi, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề… Bằng cách làm này, góp phần thúc đẩy nhiều mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển chăn nuôi mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi và đã đem lại hiệu quả.
Chủ đầu tư chưa liên hệ với ngành chức năng, cũng như chưa thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến đất đai, môi trường... là khẳng định của Sở Tài nguyên và Môi trường xung quanh thông tin "nhà máy nước ở huyện Đăk Tô đắp chiếu do chưa được giải quyết thủ tục đất đai" tại văn bản số 1863/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21/11...
Phát huy đồng tiền dịch vụ môi trường rừng và dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau những biến cố của gia đình, chị Nguyễn Thị Thiên Nga (sinh năm 1985) ở thôn Phương Quý 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum đã quyết tâm khởi nghiệp bằng làm rượu chuối truyền thống của gia đình. Tuy bước đầu còn nhiều khó khăn nhưng người phụ nữ trẻ tuổi này vẫn nuôi quyết tâm sẽ mang hương rượu chuối lên men tự nhiên truyền thống của gia đình mình bay xa hơn.
Huyện Đăk Glei có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 149.364ha; trong đó, đất có rừng 106.361,11ha. Những năm qua, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở huyện Đăk Glei có chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã không để xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.