• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Ghi chép - Phóng sự

Trở lại Nú Vai

30/09/2020 13:03

Chỉ sau vài năm, trở lại làng Nú Vai- căn cứ cách mạng trong kháng chiến- một làng vùng sâu của xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei) nằm trong thế ngõ cụt, tôi thật sự ngỡ ngàng trước những đổi thay về mọi mặt đời sống của người Giẻ (một nhánh của dân tộc Giẻ- Triêng) nơi đây.

Làng Nú Vai là vùng đất có địa thế gần như biệt lập với các nơi khác, bởi giao thông trắc trở. Bởi vậy, khi nhắc đến làng Nú Vai cũng đồng nghĩa nhắc đến làng vùng sâu còn rất nhiều khó khăn, heo hút, “sơn cùng, thủy tận”.

Nhiều người chỉ biết làng Nú Vai có truyền thống cách mạng với những chiến công và sự trung kiên một lòng theo Đảng của người dân nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và là nơi sản sinh ra người con ưu tú của làng là bác sĩ Sô Lây Tăng - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum. Nhưng mảnh đất này vẫn nghèo khó, do điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật xã hội không mấy thuận lợi…

Đó là những suy nghĩ về làng Nú Vai trước đây.

Làng Nú Vai bây giờ đã khác xưa nhiều lắm, không chỉ bộ mặt nông thôn mà đời sống của người dân đã có những đổi thay đáng kể.

Chúng tôi ghé thăm nhà Thôn trưởng A Xê nằm ở cuối làng Nú Vai. Gặp chúng tôi, A Xê nói vanh vách về những con số phát triển của làng. Hiện nay làng Nú Vai có 97 hộ với 300 nhân khẩu, trong đó có đến 96 hộ người Giẻ. Từ một làng còn nhiều khó khăn, người dân quanh năm lam lũ, sống ghép mình bên những dãy núi, giờ đây người dân làng kháng chiến Nú Vai năm xưa đã có cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định. Con đường bê tông vừa được Nhà nước đầu tư cách đây 1 năm dẫn từ đầu làng đến cuối làng được người dân trong làng tổ chức trồng hoa dọc hai bên rất đẹp giống như đang lạc vào một khu du lịch tràn đầy sắc hoa. Hầu như ở đây nhà nào cũng trồng các loại hoa trước nhà trông rất đẹp mắt mà ít có thôn, làng nào trên địa bàn tỉnh Kon Tum có được.

Nhưng điều khiến chúng tôi mừng nhất khi nghe A Xê kể và được tận mắt chứng kiến là, người dân làng Nú Vai giờ đây biết đến chuyện sản xuất tập trung, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nhiều gia đình biết vươn lên làm giàu trên mảnh đất đói nghèo, đầy bom đạn năm xưa.

Tôi cùng A Xê dạo quanh làng để “mục sở thị” những điều anh vừa trao đổi với chúng tôi. Thật là hân hoan, sảng khoái với những gì trải dài quãng đường chúng tôi qua và tôi thật sự bị thuyết phục.

Làng Nú Vai nhìn từ trên đồi cao. Ảnh: Đ.V

 

Đường từ làng Nú Vai đến khu sản xuất giờ được mở rộng và bê tông hóa, đi dọc hai bên đường là những luống hoa đầy màu sắc, phía xa là những ruộng lúa xanh mướt như báo hiệu một mùa no đủ sắp tới. Nhiều ngôi nhà xây khang trang và nhiều hàng quán mọc lên; những hàng cột điện cao thế kéo dài đến tận nhà dân. Một sự đổi thay kỳ diệu góp phần tạo nên bao niềm vui, hạnh phúc cho người dân, cho những ai quan tâm đến làng Nú Vai.

Thôn trưởng A Xê cho biết, chừng hơn 5 năm trở về trước, mặc dù làng Nú Vai cách đường Hồ Chí Minh chừng 10 km, nhưng đi lại khó khăn, trắc trở, mùa mưa thường giá cả leo thang, từ muối mắm, rau củ, thịt cá… cho đến các đồ dùng sinh hoạt, vật liệu xây dựng đều rất khan hiếm và đắt đỏ; đời sống bà con ở làng Nú Vai gần như đều tự cung, tự cấp là chủ yếu. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống mạng lưới điện, đường, trường, trạm được đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Tuy đường từ xã Đăk Kroong vào làng còn vài kilomet xuống cấp đang chờ Nhà nước đầu tư sửa chữa, nhưng các tuyến đường trong làng đều được bê tông hóa; giao thông thuận lợi hơn đã góp phần làm cho đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân làng Nú Vai chuyển biến rõ rệt.

Làng Nú Vai ngày nay không chỉ có lúa rẫy và cây mì quen thuộc mà có cả  các loại cây trồng như cà phê, bời lời, bắp lai… mang đến cho nhiều hộ dân cuộc sống no đủ. Kinh tế phát triển, văn hóa xã hội theo đó chuyển biến tích cực. Việc học hành của con em, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ở làng Nú Vai ngày càng được quan tâm, chú trọng. Đến nay, thôn Nú Vai đạt được 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.  

Đứng từ trên đồi cao phía sau làng nhìn xuống, những ngôi nhà của đồng bào Giẻ ở đây quây quần trông rất đẹp, tựa như tất cả được “mẹ núi” chở che và tụ hội, gắn bó như chính tinh thần đoàn kết cộng đồng của người dân nơi đây. Những ngôi nhà được dựng lên một bên là đồi núi hùng vĩ, một bên là ruộng nước với cây lúa đang thì con gái lên xanh mơn mởn.

Các thế hệ đồng bào dân tộc Giẻ nơi đây đang cố gắng vượt qua khó khăn, vun đắp làng Nú Vai ở thế độc đạo ngày càng ấm no, trù phú.

Một điều dễ nhìn thấy khi đến Nú Vai hôm nay, các thiết chế văn hóa, giáo dục, thể thao đều ngày càng phát triển, Nú Vai có một diện mạo ưa nhìn, tràn đầy sức sống. Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, hai bên đường trồng hoa trải dài, môi trường nông thôn khá tốt, tạo nên sự yên bình và tươi mới của một vùng quê. Những hoạt động sinh hoạt tập thể như họp dân làng, đoàn thể được tiến hành nghiêm túc, coi trọng thực chất, dựa vào nền tảng đoàn kết, nhất trí cao của người dân. Những hoạt động văn nghệ, thể thao luôn là thế mạnh của làng từ nhiều năm nay được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức và tiếp tục phát huy, được bà con nhiệt tình hưởng ứng.

Tôi chia tay Nú Vai trong buổi chiều mưa lạnh.

Trên đường về, nhìn những chuyến xe tải chở các mặt hàng nông sản từ làng Nú Vai ngược ra trung tâm xã Đăk Kroong, cùng với những gì được biết về truyền thống cách mạng, anh hùng của người dân Nú Vai, tôi chợt nhận ra sức sống và nội lực của một vùng đất kháng chiến Nú Vai năm xưa đang dần được phát lộ. Tôi tin rằng, Nú Vai sẽ là một miền quê trù phú trong thời gian không xa.        

Đắc Vinh

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ
  • Du khách đổ về Măng Đen dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
  • Chùm ảnh: Thành phố Kon Tum rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp nao lòng của dòng sông Đăk Bla chảy ngược
  • Chùm ảnh: Nhà rông truyền thống ở huyện Sa Thầy
  • Bản hòa tấu của tre nứa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Kon Rẫy: Kết quả trong học tập và làm theo Bác
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nghị quyết 68 và bước đột phá tư duy phát triển kinh tế tư nhân
  • Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Tăng cường đấu tranh phòng, chống thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Nâng cao mức độ hài lòng của du khách

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by