• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021    Những dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII    Khai trương Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng    Họp Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh dự Đại hội XIII của Đảng    Tin tưởng và kỳ vọng   

Ghi chép - Phóng sự

Mùa mật cao su

27/04/2019 13:42

Vào mùa khô, khi những cánh rừng cao su ở Ia Chim, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy,... đâm chồi nảy lộc là thời điểm lý tưởng để các chủ nuôi ong đưa đàn về lấy mật.

 

Khi vào mùa lấy mật, mỗi chủ ong thường đầu tư từ 100 - 300 đàn, tuỳ theo điều kiện.

 

Việc di chuyển đàn ong đến khu vực mới phải thực hiện trong đêm. Nơi đặt tổ kín gió để không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng mật của đàn ong. 

 

Địa điểm để đặt đàn ong sẽ được chủ ong lựa chọn kỹ lưỡng, nhất là nơi có tán rừng cao su xanh tốt sẽ cho nguồn mật dồi dào.

 

Mỗi đợt thu hoạch mật cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Vào thời điểm thuận lợi, mỗi thùng cho từ 4-5kg mật.

 

Khi thu hoạch mật, người nuôi ong đều phải mặc trang phục che kín tay chân, đầu đội mũ lưới nhằm tránh bị ong đốt.

 

Phần sáp dư, nắp đóng sáp được cắt bỏ, để khi quay, lượng mật trong cầu ong ra nhiều nhất.

 

Các cầu ong được đưa vào máy quay - sử dụng lực ly tâm để mật từ lỗ sáp ra ngoài.

 

Mật ong từ cây cao su có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ và vị ngọt dịu, được bán giá sỉ khoảng 20.000đ – 30.000đ/kg.

 

Trại ong 200 thùng của gia đình anh Ngô Xuân Thủy ở thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Anh Thủy cho biết, năm nay sản lượng mật cao su cũng khá do mùa nắng kéo dài và cao su cho mật ổn định.

 

Nuôi ông lấy mật là nghề du cư theo mùa hoa. Các chủ ong đưa đàn đi khắp mọi miền đất nước để lấy mật, phấn các loài hoa như: cà phê, vải, nhãn hay chôm chôm… Tuy nhiên, mùa mật cao su có thời gian thu hoạch lâu hơn và sản lượng, thu nhập cũng cao nhất.

THẾ BINH

 

 

 

 

   

Các tin khác

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly
  • Người thổi hồn vào trang phục Ba Na
  • Để tiếng cười thay tiếng pháo
  • Bữa cơm ấm áp tình thương
  • Trở lại làng kháng chiến Xốp Dùi
  • Phóng sự ảnh: Liều mình đu dây vượt sông Pô Cô
  • Nhọc nhằn hành trình tìm con chữ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Rộn ràng khí thế, son sắt niềm tin
  • HĐND tỉnh - những điểm nhấn trong nhiệm kỳ 2016-2021
  • Hơn 10 nghìn hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với truyền hình số
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Huyện đoàn Sa Thầy: Phát động 90 ngày thi đua cao điểm Chào mừng Đại hội XIII của Đảng
  • Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Kon Tum lần thứ VIII
  • Vì bình yên biên cương Tổ quốc
  • Nhập cảnh trái phép – Cần triệt để ngăn chặn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Khát vọng làm nông nghiệp sạch
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Nghề kinh doanh cá Koi
  • Mây bay trên đỉnh Sạc Ly

Đất & Người Kon Tum

  • A Đông - Tận tâm với cồng chiêng
  • A Đông, dân tộc Xơ Đăng (nhánh Sơ Đrá), hiện cư trú tại làng Đăk K’đêm, xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Nhiều năm qua, anh không ngừng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ và góp công vào duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống để di sản văn hoá của dân tộc mình không bị mai một.
  • Còn mây tre thì còn đan lát!
  • Nghệ nhân A Pheh “truyền lửa” đam mê cồng chiêng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by