Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết và chung tay, góp sức của người dân, đến nay, diện mạo xã Măng Cành (huyện Kon Plông) đã có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao mọi mặt.
Trong 2 ngày (19 và 20/8), Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh ta. Dịp này, Thủ tướng đã đến thăm khu vườn trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất tại xã Măng Ri; thăm các trường học và đi khảo sát thực tế một số dự án trên địa bàn 2 huyện; thăm, giao lưu, tặng quà bà con các dân tộc ở các xã vùng sâu của 2 huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông.
Không chỉ mùa mưa mà cả những ngày nắng trên những cung đường đèo ở tuyến đường Hồ Chí Minh thường xuyên xuất hiện sương mù dày đặc khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Hỗ trợ cho người và phương tiện đi qua cung đường đèo này được an toàn, lực lượng chức năng vẫn âm thầm ngày đêm tuần tra, hướng dẫn, nhắc nhở đảm bảo an toàn giao thông.
Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.
Trời Tu Mơ Rông tháng 7 khi nắng, khi mưa. Dù thời tiết thất thường nhưng những chiến sĩ Tiểu đoàn BB304, Trung đoàn BB990 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại xã Măng Ri, cùng bà con Xơ Đăng nơi đây miệt mài “vẽ” nên những con đường phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Tu Mơ Rông là vùng đất nằm ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum. Nơi đây có đến 95% dân số là đồng bào Xơ Đăng sinh sống, với nhiều cảnh quang tự nhiên tuyệt đẹp. Mời bạn hãy khám phá vẻ đẹp vùng đất này qua những bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ Duy Tuyên.
Ghềnh đá Kon Skôi (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) nằm ngay điểm hợp lưu của hai con sông Đăk Pne và Đăk Kôi, từ đó hình thành nên sông Đăk Bla. Ghềnh đá Kon Skôi nằm cạnh ngôi làng cùng tên. Ghềnh đá rộng, trải dài với nhiều thác nước liên liếp nhau. Những thác nước trắng xóa nằm đan xen giữa ghềnh đá và các bãi cỏ xanh tươi tạo nên một khung cảnh yên bình, nên thơ. Dân làng Kon Skôi thường qua lại nơi này trên những chiếc thuyền độc mộc, đánh bắt tôm cá và tắm mát hàng ngày.
Những ai có dịp đi qua Quốc lộ 24 nối tỉnh Kon Tum với Quảng Ngãi đều cảm nhận được cung đường đẹp như dải lụa và rất ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ “sơn thủy hữu tình”. Cung đường được mở rộng đã và đang tạo bước chuyển mình cho những địa phương mà con đường đi qua.
Cuộc gọi lúc chiều muộn ngày 25/7 của Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum Nguyễn Thanh Mân khiến tôi quyết định gác lại mọi công việc đã lên kế hoạch trong ngày mai, 26/7.
Tốt nghiệp Luật kinh tế Đại học Đà Nẵng năm 2018, A Át (thôn Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) nhận thấy việc xin việc làm gặp khó khăn vì Nhà nước đang tinh giản biên chế nên tự tìm cho mình lối đi riêng. Với kiến thức cùng với sự nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, anh bám đồng đất quê nhà thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chịu khó học hỏi kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng để vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.
Quyết tâm vươn lên từ những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thế hệ trẻ người DTTS trên địa bàn tỉnh đã thay đổi tư duy, nếp nghĩ và cách làm để ổn định cuộc sống và xây dựng thương hiệu riêng cho mảnh đất mình đang sống.
Thực hiện công tác quản lý và bảo tồn động vật hoang dã, thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát các cơ sở gây nuôi động vật rừng thông thường được cấp giấy phép hoạt động, đồng thời, chú trọng công tác tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc và thả động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm về lại môi trường tự nhiên.
Huyện Kon Plông có rất nhiều thác nước đẹp và thơ mộng như thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, thác Lô Ba, thác Đăk Tăng, thác Đăk Ka… Đặc biệt, mới đây, một thác nước mới được phát hiện - thác Que Tua - nằm ở thượng nguồn của suối Đăk Lô (làng Kon Kum, xã Măng Cành) được giới trẻ rất yêu thích bởi có nhiều tầng bậc khác nhau và nằm giữa khu rừng còn nguyên sơ.
Vượt những cung đường gập ghềnh, uốn lượn, tôi có mặt tại một trong những địa bàn xa nhất của huyện Đăk Glei - xã Mường Hoong. Mục đích của tôi trong chuyến đi này là khắc họa những nỗ lực của đoàn viên, thanh niên tình nguyện thực hiện Chiến dịch “Mùa hè xanh” trên địa bàn xã.
Nhiều năm nay, gần 100 hộ dân ở 2 thôn Măng Khênh và Đông Lốc (xã Đăk Man, huyện Đăk Glei) luôn sống trong nỗi bất an, lo lắng, bởi nguy cơ mất an toàn do sạt lở, tai nạn, điện giật… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tu Mơ Rông là vùng đất có đồng bào Xơ Đăng chiếm 95% dân số. Người Xơ Đăng nơi đây vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đặc biệt là kho tàng văn hóa quý báu về cồng chiêng, múa xoang. Để tiếng cồng chiêng vang mãi, đồng bào Xơ Đăng luôn nêu cao ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống cho muôn đời sau.
Nằm cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 5km, xuôi theo Quốc lộ 24 về hướng Quảng Ngãi, Làng du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long, huyện Kon Plông) luôn giữ nét hoang sơ, mộc mạc, cảnh quan thiên nhiên nhiên thơ mộng, thân thiện, hiền hòa.
Từ ngày 28-29/6, cùng với học sinh cả nước, hàng nghìn học sinh trên địa bàn tỉnh bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với quyết tâm đạt kết quả cao nhất. Trong thời gian diễn ra kỳ thi, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT cấp tỉnh đi kiểm tra, thanh tra tại các điểm thi; các lực lượng thực hiện nghiêm, bảo đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế thi. Các lực lượng tình nguyện đã chung tay hỗ trợ các sinh tham gia Kỳ thi.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.