Ngũ vị tử là một loại dây leo thân gỗ, thường mọc ở khu vực giáp ranh rừng non và rừng già. Quả chín mọc thành từng chùm, chín rộ khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm. Ngày trước, người dân thường hái quả về ăn, sau này hái bán cho thương lái, mang lại nguồn thu nhập khá cho đồng bào DTTS ở Tu Mơ Rông.
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc, huyện Đăk Glei có núi Ngọc Linh cao 2.605m (cao nhất Tây Nguyên và miền Nam), có nhiều thác nước, ruộng bậc thang, di tích lịch sử (Ngục Đăk Glei, Làng kháng chiến Xốp Dùi, Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Pék), văn hóa của đồng DTTS Xơ Đăng, Gié Triêng... với nhiều lễ hội, ngành nghề thủ công và ẩm thực đặc sắc để phát triển du lịch, tạo điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở xã vùng sâu Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) vẫn luôn nêu cao ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ cho thế hệ sau.
Với vai trò là lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh Tổ quốc, an toàn xã hội và bảo vệ nhân dân, tập thể cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Cơ động (Công an tỉnh) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, nỗ lực nâng cao chất lượng huấn luyện, xây dựng lực lượng “Trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.
Nhiều năm qua, mỗi dịp Tết Trung thu đến, nhóm thiện nguyện Đà Nẵng cùng phối hợp với chính quyền các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh tổ chức Chương trình "Vui Tết Trung thu" cho trẻ em nơi đây. Chương trình góp phần mang đến cho các em một mùa Trung thu thật ý nghĩa và ấm áp.
Nhằm giúp các hộ dân ở Điểm dân cư 64 (thôn Ia Dơr, xã Ia Tơi, huyện biên giới Ia H’Drai) ổn định đời sống, vừa qua, cán bộ, chiến sĩ thuộc các Đồn Biên phòng 703, 713, 715 cùng lực lượng xã Ia Tơi hỗ trợ các hộ dân làm hàng rào bao quanh khuôn viên nhà ở, làm vườn rau xanh và tổng dọn vệ sinh Điểm dân cư.
Theo phong tục của người Gié Triêng, khi con trai, con gái đã thành niên, họ tự do tìm bạn đời. Việc tìm hiểu, cưới xin được cha mẹ chấp thuận nếu không vi phạm tập tục.
Khai thác tiềm năng đất đai, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều cán bộ và người dân ở xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy xây dựng vựa sầu riêng có giá trị kinh tế cao.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh luôn phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", đề ra nhiều giải pháp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhiều chương trình được triển khai thực hiện hiệu quả như: “BĐBP tỉnh Kon Tum chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, “BĐBP tỉnh Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Điểm sáng văn hoá vùng biên”... Hình ảnh người chiến sĩ quân hàm xanh được chính quyền, nhân dân nơi biên giới tin yêu, quý mến; nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân trên cơ sở đó ngày càng được củng cố vững chắc.
Thác Đăk Chè nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Măng Khên, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei. Gần thác là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách hoặc xe khách, xe tải để nghỉ ngơi kiểm tra lại xe trước khi đổ dốc đèo Lò Xo và ngắm cảnh thác nước trắng xóa đổ xuống từ trên cao như một liệu pháp giải tỏa mọi mệt mỏi sau những chặn đường dài. Được biết, huyện Đăk Glei đang kêu gọi đầu tư dự án khu du lịch sinh thái, lưu trú tại khu vực thác Đăk Chè.
Thời gian qua, cán bộ và nhân dân thôn 7 (xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ, cùng chính quyền địa phương xây dựng, hoàn thành các nội dung trong Bộ tiêu chí Thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhiều người dân sống dưới chân núi, bên vách ta luy dương dù vẫn biết là nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, nhưng vẫn phải chấp nhận đối mặt với hiểm nguy. Đó cũng là thực trạng mà hàng chục hộ dân tại thị trấn Đăk Glei và xã Đăk Pek (huyện Đăk Glei) luôn nơm nớp nỗi lo sạt lở khi mùa mưa đến. Cứ mưa to kéo dài, họ lại bỏ lại tài sản, nhà cửa đi sơ tán ở khu vực an toàn.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) trở nên nhộn nhịp và đông vui bởi đón rất đông khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Vui Tết Độc lập, bà con người Mường ở thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi tổ chức Chương trình "Vui hội làng Mường" với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thu hút đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tham gia.
Những ngày này, trên khắp các tuyến đường của thành phố Kon Tum được tô điểm bởi sắc đỏ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc, pa nô và băng rôn tuyên truyền chào mừng 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).
Những ngày tháng 8, xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà) chào đón gần 200 lượt tình nguyện viên của Huyện đoàn Đăk Hà và Đội Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng). Với trái tim “ấm nóng” và sức trẻ căng tràn, các chiến sĩ Mùa hè xanh đã làm nhiều phần việc thật sự ý nghĩa để giúp đỡ bà con nơi đây.
Nhiều năm qua, những chiến sĩ quân hàm xanh trên các tuyến biên giới luôn được người dân tin yêu, quý mến. Bằng những công việc cụ thể, những người lính quân hàm xanh đã chung sức, đồng hành cùng chính quyền và nhân dân vùng biên giới, tích cực tham gia củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
Những ngày này, bà con nông dân xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) bước vào thu hoạch lúa vụ mùa. Trên khắp cánh đồng, dân làng nói cười rộn rã với niềm vui được mùa.
Trong 2 cuộc kháng chiến, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông đã cùng với quân và dân trong tỉnh kiên cường chiến đấu góp phần mang lại nền độc lập tự do choTổ quốc. Và trong 2 cuộc chiến tranh ấy, có rất nhiều người con đã hy sinh hoặc mang thương tích suốt đời. Tưởng nhớ, biết ơn sự hy sinh ấy, từ bao năm nay, người dân Tu Mơ Rông đã và đang có những hoạt động nghĩa tình chăm lo cho gia đình người có công với cách mạng.
Với tinh thần xung kích, tình nguyện, không ngại khó, ngại khổ, hàng trăm đoàn viên, thanh niên thành phố Kon Tum đã và đang đồng lòng cùng nhau trồng cây tạo dựng màu xanh những cánh rừng cho ngày mai.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.