Nhắc đến già làng A Lău (75 tuổi) ở làng Kroong Klah (xã Kroong, thành phố Kon Tum), người dân nơi đây ai cũng yêu mến và kính trọng, xem ông là một “thủ lĩnh” gương mẫu, dẫn dắt bà con đồng bào nơi đây vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, xây dựng thôn làng ngày càng đổi mới.
“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.
Với vóc người nhỏ nhắn, đôi tay nhanh nhẹn, đặc biệt là biệt tài chỉnh chiêng, già A Binh (82 tuổi), trú tại làng Plei Rơ Wăk, xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum đã để lại ấn tượng đặc biệt với ban giám khảo và khán giả tới xem Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS thành phố Kon Tum lần thứ nhất năm 2022.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.
Trời chợt nắng, chợt mưa. Mặc cho tiết trời “đỏng đảnh”, hơn 100 người dân làng Kon Nhên (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) vẫn không ngơi tay, hăng hái chẻ tre, chặt mây, xếp lá, lợp mái nhà rông - “trái tim” của làng.
Một chiều cuối thu, trời đổ cơn mưa bất chợt, nghệ nhân A Yưk ở làng Klâu Ngol Zố (xã Ia Chim, thành phố Kon Tum) không thể lên chăm rẫy như mọi ngày. Ngồi trong căn nhà nhỏ, như thói quen, ông lại mang những tượng gỗ đang tạc dở ra ngắm nghía. Mấy đứa con, cháu trong nhà thì quây quần, háo hức bên A Yưk để được xem tượng, nghe những câu chuyện ông kể.
Bằng tình yêu và lòng đam mê, bà Lương Thị Hoa, dân tộc Thái, thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai đã “nối” lại vòng đời thổ cẩm. Sản phẩm thổ cẩm - niềm tự hào của người Thái đang dần hồi phục.
Ngồi bên ô cửa sổ, nghệ nhân ưu tú A Né (94 tuổi) say sưa đánh đàn ting ning. Cây đàn do chính tay ông làm ra và đã gắn bó với ông hàng chục năm nay. Âm thanh phát ra từ cây đàn như kể lại những thăng trầm trong cuộc đời của nghệ nhân A Né với nhiều ký ức đẹp, vui vẻ xen lẫn nỗi buồn, nỗi nhớ.
Theo dấu chân thanh niên tình nguyện hè, tôi đến với xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi. Và giữa núi rừng, tôi được chiêu đãi món ếch nấu lồ ô – một trong những món ăn độc đáo của người Giẻ Triêng ở vùng đất này. Với nguồn nguyên vật liệu mộc mạc, dân dã kết hợp sự chế biến khéo léo theo cách của người Giẻ Triêng, tạo nên một món ăn riêng biệt, thấm đậm hương vị núi rừng.
Từ bao đời nay, dân làng Plei Lay ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) luôn gìn giữ, phát huy văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình. Trong làng hiện có nhiều gia đình sở hữu bộ chiêng quý; có nhiều nghệ nhân cồng chiêng tâm huyết và tài năng. Tất cả như “báu vật sống” đang tiếp nối truyền thống, gìn giữ và bảo tồn để cho tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Tiếng cồng chiêng của dân làng O, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) ngân vang như tiếng nước cuồn cuộn chảy, tiếng bước chân của những người thợ săn, tiếng chim líu lo trong rừng. Cầm trịch và giữ nhịp chiêng làng O ngân vang trong lễ hội là A Lươn.
Theo sự dẫn đường của bà con trong thôn, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Dip ở thôn Rơ Wăk (xã Đăk Năng, thành phố Kon Tum). Nhắc đến A Dip, dân làng ngợi khen ông có nếp sống giản dị, hòa đồng và thân thiện với mọi người, đặc biệt rất đam mê đan lát, cồng chiêng và luôn nêu cao ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống.
Chiều mưa, rong ruổi trên những chuyến công tác xa nhà, tôi tình cờ dừng chân tại thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long (huyện Đăk Hà) yên ả và thơ mộng. Trò chuyện, tiếp xúc trực tiếp với bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây, tôi nhận thấy người dân phát huy tinh thần đoàn kết để gìn giữ những giá trị văn hóa trên vùng đất khó, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, tốt đẹp.
Từ lâu, người dân thôn 5 (thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) không còn xa lạ với cái tên Y Triêng (54 tuổi) - nữ nghệ nhân đa tài, am hiểu nhiều loại hình văn hóa truyền thống. Không chỉ góp phần quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình tới du khách gần xa, nữ nghệ nhân còn “truyền lửa” cho thế hệ trẻ trong làng gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm.
Tôi lắng nghe tiếng đàn, say sưa theo từng nốt nhạc trầm bổng từ ngón tay uyển chuyển của ông A Phênh (76 tuổi, thôn Tu Mơ Rông, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) biểu diễn trên cây đàn ting ning. Ở cuối dốc cuộc đời, ông A Phênh vẫn xem đàn ting ning như người bạn tri kỉ, chia sẻ mọi vui buồn.
Bằng những việc làm cụ thể, A Nâu (42 tuổi) làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy) là một trong những tấm gương tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Gia Rai nơi đây.
Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.
Dù đã 82 tuổi, nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, đôi tay vẫn dẻo dai vót từng chiếc nan, lột từng sợi mây, đan từng chiếc gùi, nia, mẹt, rổ rá... Với đam mê cùng đôi bàn tay khéo léo, mấy chục năm qua, già A Mơ ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) vẫn miệt mài “dệt” tình yêu với mây tre, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Chúng tôi đến chân núi Chư Nang Brai (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray), nơi chở che bao thế hệ người Gia Rai (nhánh Aráp) ở ngôi làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy) trưởng thành. Và thật bất ngờ với Bar Gốc, một ngôi làng tựa lưng vào rừng nhưng phải “đỏ mắt” mới thấy một nếp nhà sàn bằng ván cũ kỹ.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.