Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về thôn Hào Phú, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) vào những ngày cuối năm, nhân dân địa phương và du khách được đắm mình trong những nét văn hóa đặc sắc của lễ hội mừng cơm mới được dân tộc Mường nơi đây tái hiện và phục dựng.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thôn 7 (xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy) thăm Tổ hợp tác “Phụ nữ DTTS trồng lúa nếp than và sản xuất rượu cần nếp cẩm” của chị Y Thơi. Sản phẩm rượu cần Y Thơi hiện đã đạt 3 sao cấp tỉnh, là một trong những sản phẩm OCOP tiềm năng từ nghề truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Tạ Văn Sỹ, sinh năm 1955, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum. Ông đã có những tác phẩm đoạt giải B cuộc thi thơ Tứ tuyệt của Tập san Áo trắng (1991), giải C cuộc thi thơ Lục bát của Báo Văn nghệ trẻ (2002) và một số giải thưởng thơ của tỉnh Kon Tum.
Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.
Ngày 10/11/2023, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của nhóm A Ráp (dân tộc Gia Rai) tại huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực to lớn cho các cấp, ngành, địa phương cũng như của cộng đồng bà con Gia Rai trên địa bàn tỉnh trong công tác gìn giữ và bảo tồn.
Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.
Hàng năm, cứ đến tháng 11, 12 dương lịch, người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) lại tích cực chuẩn bị cho Lễ mở cửa kho lúa truyền thống. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Rơ Măm.
Với nhạc sĩ Trương Anh Tài, những câu chuyện về quê hương, đất nước, người lao động, người chiến sĩ và tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận, là hồn cốt trong mỗi ca khúc của anh. Qua đó, anh góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và người Kon Tum đến bạn bè, công chúng gần xa.
Nghệ nhân A Biu (73 tuổi), dân tộc Xơ Đăng, thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) được nhiều người biết đến không chỉ là nghệ nhân giỏi đan lát, tạc tượng gỗ mà còn là nghệ nhân chỉnh chiêng giỏi. Dù tuổi đã cao nhưng ông luôn ý thức bảo tồn và truyền dạy cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Nằm ở địa phận xã Pô Kô (huyện Đăk Tô), suối Đăk Na là một trong những địa điểm “bỏ túi” dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. Mang trong mình vẻ đẹp mộng mơ huyền ảo, cùng không khí trong lành mát mẻ của núi rừng, suối Đăk Na có thể làm say đắm bao du khách khi đặt chân đến đây thưởng ngoạn.
Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, trong đó có 7 DTTS tại chỗ đã giúp tỉnh ta có một kho tàng lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú. Nhờ nỗ lực trong công tác bảo tồn, các lễ hội đã dần được khôi phục, tạo môi trường gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc.
Plei Lay là một trong số ít những ngôi làng ở xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) còn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc Gia Rai, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hằng ngày, bên hiên ngôi nhà sàn, những người phụ nữ trong làng cần mẫn se sợi, dệt thổ cẩm và truyền nghề cho thế hệ con cháu của mình.
Trời ngả về chiều, trên chiếc giường đặt cạnh cửa sổ, bà Y Tăk (61 tuổi), ở làng Kon Gu I, xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) vẫn thoăn thoắt đôi tay, miệt mài bên khung cửi. Đã mấy chục năm trôi qua, bà Y Tăk vẫn vẹn nguyên tình yêu với thổ cẩm.
Thời gian qua, công tác gìn giữ và bảo tồn các làn điệu dân ca của đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Chiều muộn, đến thăm nhà, chúng tôi vẫn thấy ông A Luôn miệt mài đan gùi. Mỉm cười chào khách, ông thủ thỉ: “Đan cho kịp giao gùi cho người dân đặt hàng theo yêu cầu và cũng để kiếm thêm ít tiền trang trải cuộc sống”.
Với tình yêu và lòng say mê những giai điệu truyền thống, nghệ nhân A Mơng (60 tuổi) ở thôn Plei Tơ Nghia (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã có nhiều đóng góp cho hoạt động nghệ thuật tại địa phương. Khi về hưu, ông tích cực truyền “lửa” đam mê âm nhạc dân tộc cho lớp trẻ, đặc biệt là cồng chiêng.
Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié - Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
Nghệ nhân A Par (sinh năm 1969, làng Kon Xơ Mlũh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) nổi tiếng bởi có đôi tay tài hoa. Ông có thể chỉnh chiêng, đan lát, làm các nhạc cụ từ tre, nứa và rèn nhiều dụng cụ phục vụ sản xuất của bà con trong vùng.
Tháng Ba, khi con ong đi lấy mật, khi những chồi non vươn mình trong nắng, người dân trên miền đất huyện Đăk Hà lại rộn ràng âm vang cồng chiêng, nối vòng xoang. Những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc, luôn được đồng bào DTTS gìn giữ và lan tỏa.