• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

“Học mãi để tiến bộ mãi”

08/03/2025 06:04

“Học mãi để tiến bộ mãi” là căn dặn, là mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Và đây cũng là mong mỏi, là lời nhắn nhủ của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Thực tế cho thấy, cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với quy mô rộng lớn đã tạo nên những chuyển biến hết sức to lớn trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, không tiến ắt sẽ lùi. Và muốn tiến được, muốn phát triển được đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập. Không dừng lại ở lứa tuổi học sinh, sinh viên học tập với thầy cô ở trường lớp và sách giáo khoa theo chương trình hiện hành, mà mỗi người, không giới hạn độ tuổi, không giới hạn giới tính, không giới hạn công việc, phải không ngừng nêu cao tinh thần học tập, “học, học nữa, học mãi”.

Với Kon Tum, đặc thù của tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao thì học tập suốt đời để lĩnh hội được những tri thức mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu thiếu kiến thức, tri thức sẽ luẩn quẩn mãi trong đói nghèo, lạc hậu. Nếu thiếu hiểu biết sẽ khó có nhận thức đúng đắn, tầm nhìn, thiếu phương pháp giải quyết công việc hiệu quả và tất yếu khó vươn lên trong cuộc sống.

Chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Ảnh: NP

 

Lấy đơn cử ngay từ chuyện người nông dân, khi được tham gia các lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đều có sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động. Có người từ chỗ lười tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các mô hình trình diễn, đã chuyển sang tâm thế sẵn sàng tham gia các lớp học để hiểu biết thêm, rồi còn chủ động tự nghiên cứu sách báo, khăn gói đi các tỉnh, thành khác tìm hiểu các mô hình sản xuất mới để áp dụng cho chính gia đình mình.

Với các em học sinh trong độ tuổi đến trường, dẫu vẫn còn tồn tại thực tế là khó khăn trong công tác duy trì sĩ số, tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao, nhưng phải nhận thấy rằng, các bậc phụ huynh, các em học sinh ngày càng quan tâm đến học tập. Đặc biệt, ở vùng đồng bào DTTS, thông qua các mô hình như: Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học đã khích lệ, động viên tinh thần ham học hỏi trong cộng đồng, tôn vinh những người có ý thức học tâp trở thành những hạt nhân tiêu biểu để dân làng cùng học tập, làm theo.

Ngay cả cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng vậy. Với những cán bộ, công chức, viên chức nêu cao ý thức học tập về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ luôn nỗ lực tìm tòi và đề xuất những ý tưởng, giải pháp, sáng kiến để giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngược lại, những cán bộ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức học hỏi thì cung cách làm việc luôn cầm chừng, thậm chí trì trệ, lúng túng, hiệu quả công việc thấp và tất yếu là dẫn đến tình trạng “trên thông, dưới tắc”.

Tự biện hộ cho việc lười tìm tòi, ngại học tập, không ít người cho rằng, đủng đỉnh rồi cũng xong việc, đến tháng cũng nhận lương; rồi nhiều người có học hành mấy đâu rồi cũng làm ăn, sinh sống trọn đời, trọn kiếp; hay, cũng có người đã từng học xong chương trình phổ thông rồi, cũng tham gia lớp tập huấn nọ, khóa đào tạo nghề kia nhưng cũng chẳng thay đổi nhiều...

Người dân xã Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông) tích cực tham gia lớp học xóa mù. Ảnh: N.P

 

Nhưng, kết quả của học tập và học tập suốt đời không phải đến ngay tức thời, trước mắt. Kết quả của học tập được tích lũy theo thời gian, mỗi lúc một ít, giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, trưởng thành, có nhận thức tốt để phân biệt được những đúng, sai và dần đi đến những hành động đúng, những việc nên làm, những việc không nên làm và thay đổi theo hướng tích cực để tốt đẹp hơn những ngày đã qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ, cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô  và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm; hơn thế, những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới.

Học, học tập suốt đời, đó không chỉ là khẩu hiệu mà là quyết tâm, là nhu cầu tự thân của chính mỗi người. Học không giới hạn đối tượng, không giới hạn độ tuổi. Học không có điểm dừng và học không bao giờ là muộn. Học suốt đời thông qua sách vở, qua trường lớp, qua sách báo, qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, học qua đồng nghiệp, qua những người xung quanh. Lứa tuổi học sinh học để tiếp cận kiến thức, tri thức, trang bị hành trang bước vào đời. Người dân học để bản thân ngày càng tiến bộ, học để mở mang sự hiểu biết, áp dụng vào chính cuộc sống, vào quá trình lao động sản xuất. Cán bộ, công chức, viên chức học để bản thân có sự phát triển bền vững và phát huy được tiềm năng, năng lực, đưa ra được những ý tưởng, giải pháp, sáng kiến giải quyết công việc hiệu quả.

Với mong muốn mỗi công dân ý thức được trách nhiệm đối với việc tự học tập suốt đời, người đứng đầu Đảng ta nhắn nhủ: “Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, là hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững”.  

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Kon Tum - Quảng Ngãi: Họp trực tuyến góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (mới)
  • Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Nhìn vào lịch sử viết tiếp tương lai
  • Người dân đồng thuận cao với chủ trương sáp nhập tỉnh và cấp xã
  • Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu lịch sử chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025
  • Giao ban công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh quý I/2025
  • Phát triển đảng viên trên vùng đất cách mạng
  • Tiêu chí đầu tiên là đáp ứng yêu cầu công việc
  • Để cơ chế “lọc” cán bộ, công chức phát huy hiệu quả
  • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by