• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xây dựng Đảng

  • Xây dựng Đảng

Đảng viên đi trước

14/07/2021 13:09

Trong những năm qua, các đảng viên người DTTS đã xác định rõ trách nhiệm của mình, nêu cao tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, gương mẫu thay đổi nếp nghĩ cách làm, đi đầu trong mọi hoạt động, nhất là thực hiện những phần việc khó. Chính tinh thần ấy của các đảng viên đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân, tiếp động lực để mỗi người dân mạnh dạn hơn trong việc thay đổi nếp nghĩ, thực hiện các mô hình hiệu quả.

Xin được thoát nghèo

Trồng xong đám mì, anh A Thang, thôn Đăk Jri, xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) tranh thủ mua vật liệu về xây dựng, nới rộng phòng bếp. Thấy khách vào, anh ngưng tay, pha ấm trà rồi đon đả: “Bây giờ mình tự tin vận động người dân sử dụng các chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững”.

Những năm trước, là hộ nghèo, được nhận nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng là đảng viên, không để tư tưởng trông chờ, ỷ lại ăn sâu, khi thấy kinh tế gia đình tương đối ổn định, anh A Thang viết đơn xin thoát nghèo. Anh là một trong những hộ đầu tiên ở thôn, ở xã, ở huyện tình nguyện xin thoát nghèo. Anh bảo, đảng viên phải đi trước, nếu không phấn đấu thoát nghèo thì xấu hổ lắm. Hơn nữa, phải thoát nghèo để tạo động lực cho người dân trong thôn.

Thôi trông chờ, ỷ lại, anh chăm chỉ lao động, học hỏi cách tính toán chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Đến nay, với 1ha cao su, khoảng 3ha mì, 2 sào lúa nước, thu nhập của gia đình anh tương đối ổn định. Vượt qua khó khăn, anh có điều kiện sửa nhà cửa, mua sắm được tivi, tủ lạnh… và lo cho các con học hành đàng hoàng. Bí thư Chi bộ thôn Đăk Jri, anh A Hương nói rằng, từ khó khăn vươn lên, gia đình đảng viên A Thang trở thành động lực cho nhiều hộ gia đình trong thôn. Mọi người lấy A Thang làm gương để phấn đấu, chăm chỉ làm ăn.

Đảng viên tiên phong vận động người dân ăn uống hợp vệ sinh. Ảnh: H.T

 

Tiên phong trong giải phóng mặt bằng

Nếu anh A Thang được biết đến là người truyền cảm hứng trong việc thoát nghèo thì các đảng viên ở xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) lại là những điển hình tiên phong chấp hành chủ trương của Nhà nước trong việc nhận đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, công trình. Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Bí thư Đảng ủy xã Đăk Blà tâm sự, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Chính vì vậy, khi có chủ trương, Đảng bộ xã luôn dựa vào đội ngũ đảng viên, người có uy tín trong thôn làng cùng vận động người dân thực hiện.

Xã Đăk Blà có 432 hộ có 312 ha đất nằm trong Dự án đầu tư chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu du lịch – Đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao tại xã Đăk Rơ Wa (gọi tắt là dự án tại xã Đăk Rơ Wa). Nếu như thời gian đầu, mọi người băn khoăn, e ngại, lo lắng thì ông A Hal – Bí thư Chi bộ thôn Kon Dreh Plâng đã nghiêm chỉnh cùng các cơ quan chức năng thực hiện các bước để Nhà nước thu hồi 2ha đất nông nghiệp. Ông dõng dạc nói: “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, mình phải nghiêm chỉnh chấp hành. Việc thu hồi, đền bù đã theo quy định, mình phải biết đặt lợi ích của bản thân phù hợp trong lợi ích chung của toàn xã hội, vì sự phát triển của cả cộng đồng”.

Gần dân, hiểu nỗi lo của người dân, ông từ từ phân tích cho người dân thấy rằng việc nhận đền bù để thực hiện các dự án rất quan trọng, góp sức xây dựng thành phố thêm phát triển. Ông lấy câu chuyện của bản thân chấp hành thực hiện để giúp mọi người hiểu. Nhiều người thấy ông đi đầu rồi cũng yên tâm làm theo. Nhờ đó, công tác vận động nhanh chóng hơn. Đến bây giờ chỉ còn vài hộ chưa kiểm đếm, chưa hoàn thiện hồ sơ.

Khi nhận tiền đền bù, ông A Hal liền đi mua 6 con bò về nuôi. Sợ người dân sử dụng tiền sai mục đích, ông lại vận động người thân, hàng xóm mua gia súc, gia cầm về nuôi hoặc mua lại đất nông nghiệp ở những địa bàn khác để trồng trọt. “Không trồng trọt thì chăn nuôi. Nếu sử dụng tiền hợp lý thì kinh tế sẽ ổn. Thay đổi cách nghĩ, bây giờ, nhiều người trong thôn đã mua đất, mua bò, heo về chăn nuôi rồi”- ông A Hal chia sẻ.

Đầu tàu giữ vệ sinh môi trường

Không gặp khó trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, ở xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum) lại gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền để người dân giữ vệ sinh môi trường. Đặc biệt, ở làng Kon Hngo Klah, với gần 100% số hộ gia đình nuôi bò (đa số không xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh- pv) khiến vấn đề môi trường nơi đây càng thêm nhức nhối. “Từ ngày các đảng viên đi đầu, xây dựng chuồng trại xa nhà, người dân dần thay đổi ý thức” – ông A Đưa, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Bay nhấn mạnh.

Đảng viên A Tứ - một trong những người tiên phong trong việc di dời, xây dựng chuồng trại nuôi bò ra xa nhà ở làng Kon Hngo Klah cười phấn khởi: “Bây giờ, gần 100% số hộ dân trong làng xây dựng chuồng trại đàng hoàng, mình mừng lắm”. Trước đây, quen với nếp cũ, người dân trong thôn không làm chuồng trại, nuôi nhốt bò dưới gầm sàn hoặc ngay cạnh nhà. Để việc tuyên truyền hiệu quả, bản thân anh cùng với các thành viên trong chi bộ thôn xác định phải đi trước để mọi người làm theo. Và rồi, anh để dành kinh phí, dành một khoảnh đất phía sau nhà, xây dựng chuồng trại đàng hoàng để nuôi bò. Hằng ngày, anh thường xuyên dọn, sử dụng phân bò vào bón cây trồng, hoa màu. Làm tốt, anh bắt đầu đi vận động mọi người.

“Làm chuồng trại đàng hoàng, không sợ nắng, không sợ mưa, bò ít bị dịch bệnh; làm chuồng xa nhà, dọn phân thường xuyên, không còn hôi hám, ruồi nhặng… Mình lấy câu chuyện của mình để giúp người dân hiểu ra vấn đề. Mình cũng hướng dẫn cho người dân cách làm chuồng trại, cách xử lý phân… Thấy mình nói hợp lý, nhiều gia đình đảng viên cùng thực hiện theo. Rồi người này, bảo người kia, đến nay thì nhà ai cũng có chuồng trại đàng hoàng, đường làng, ngõ xóm cũng sạch sẽ hơn” – anh A Tứ chia sẻ.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, mỗi đảng viên luôn đi đầu trong thực hiện các hoạt động ở cơ sở. Từ tinh thần nêu gương, đảm nhận những việc khó, các chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế cũng như loại bỏ các hủ tục, giữ gìn bản sắc văn hóa… đạt được những kết quả tích cực, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.       

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Ðể thanh niên không nhạt Đảng, phai Đoàn, xa rời chính trị - Kỳ III: Để tuổi trẻ đến gần hơn với Đảng, Đoàn
  • Đảng bộ Trung tâm Truyền thông tỉnh Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030
  • Đào tạo gắn thực tiễn, nâng chất nguồn nhân lực
  • Chủ động, quyết liệt trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
  • Đảng bộ TAND tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030
  • Xã luận: Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ Sư đoàn 10 lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 – 2030
  • Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, người DTTS
  • Đại hội Đảng bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh lần thứ VI
  • Báo chí với vai trò bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by