• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Ðiểm tựa cho người lầm lỗi

25/10/2024 06:02

Đó là một căn nhà lợp tôn khá khang trang ở xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà), xung quanh là ao cá, chuồng nuôi heo, vườn cà phê xanh mướt.

Nếu không được giới thiệu trước, tôi sẽ không thể hình dung ra cơ ngơi này được một người từng phải chấp hành án phạt tù tạo dựng nên sau 5 năm hoàn lương.

Chủ nhà tên T., là một thanh niên còn khá trẻ, trải lòng với tôi về cuộc sống trước kia và hiện nay: Em từng chịu án 18 tháng tù giam với tội danh Cố ý gây thương tích. Những ngày thụ án tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), em cố gắng cải tạo, lao động thật tốt với khát khao hoàn lương.

Sau khi mãn hạn tù, trở về nhà, em mặc cảm, tự ti lắm. Mặc dù được gia đình động viên, nhưng em vẫn cứ ru rú ở nhà, không dám tiếp xúc với ai.

Chính lúc ấy, sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, và nhất là mọi người xung quanh đã giúp em lấy lại niềm tin. Các anh công an xã, cán bộ xã, thôn thường qua lại khuyên bảo, động viên em vươn lên- T. xúc động nói.

Can phạm nhân học tập, lao động tại Trại tạm giam Công an tỉnh. Ảnh: H.L

 

Được bố mẹ cho 1ha đất đồi, vợ chồng T. vay tiền đầu tư trồng cà phê. Để giảm chi phí, vợ chồng tự làm hết, không thuê mướn nhân công. Sau đó, T. được vay tiền từ Quỹ an ninh trật tự của tỉnh mua heo giống để phát triển chăn nuôi.

T. còn khai hoang đất gần các khe suối để trồng lúa. Dần dà, cuộc sống cũng ổn, chưa giàu nhưng không nghèo nữa. Đặc biệt là T. đã cho thấy quyết tâm làm lại cuộc đời, rời xa đám bạn bè xấu, bỏ rượu.

Không chỉ vậy, T. rất nhiệt tình tham gia công tác đoàn thanh niên trong thôn. Nhất là vận động những thanh niên ham chơi trong thôn chí thú làm ăn, lập thân lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình.

Nghe chuyện, tôi rất trọng cách T. đứng dậy. Mà phải nói là, từ trước đến nay, tôi rất trọng những người từng vấp ngã, từng vào vòng lao lý nhưng sau đó biết quyết tâm sửa chữa, đoạn tuyệt với sai lầm quá khứ. Đồng thời nỗ lực đứng dậy, vượt qua mặc cảm, tự ti; tích cực hòa nhập cộng đồng.

Tôi lại càng trọng hơn những người đã sẵn lòng giúp đỡ họ, đưa tay ra để họ nắm lấy, cho họ thêm điểm tựa để từng bước, từng bước trở thành người có ích.

Bởi phải nhìn nhận một thực tế rằng, không ít người vẫn còn bị ảnh hưởng, thậm chí bị chi phối bởi định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong án phạt tù, và thể hiện sự kỳ thị ấy qua lời nói và hành động.

Có lần, tôi vô tình được “dự” một cuộc “tuyển nhân viên bảo vệ” của anh bạn là chủ doanh nghiệp. Theo cách nhìn của tôi, thanh niên dự tuyển “khá ổn”. Nhưng khi anh thanh niên ra về, một người trong ban giám đốc nhận xét một câu “cậu này mới chấp hành xong án tù”.

Ngay lập tức, câu nói ấy đã kéo sập cánh cửa làm việc của anh thanh niên. Bởi nó kéo theo bao hoài nghi khác: Một người mới chấp hành xong án tù có đáng tin không? Có chịu khó làm việc không? Liệu có “ngựa quen đường cũ không”?

Tất nhiên, không thể lấy một câu chuyện ra để phủ nhận những nỗ lực lớn lao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Càng không thể phủ nhận được sự quan tâm giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người  lầm lỗi làm lại cuộc đời của gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tính từ tháng 6/2020 đến tháng 8/2024, tổng số người tái hòa nhập cộng đồng của tỉnh là 1.797 người. Hiện nay đang quản lý 644 người chưa xóa án tích.

Với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, người chấp hành xong án phạt tù đã và đang có được điểm tựa vững chắc để tái hòa nhập cộng đồng thành công.

Nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác tái hòa nhập cộng đồng đã được nâng lên rõ rệt. Sự quan tâm, nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với người trong diện tái hòa nhập cộng đồng cởi mở hơn.

Các biện pháp hỗ trợ người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng ngày càng cụ thể, ngày càng đi vào trọng tâm, trọng điểm. Nhiều mô hình hiệu quả được duy trì, nhân rộng.

Số người được giới thiệu việc làm, được vay vốn đào tạo nghề hàng năm tăng cao; nhiều người đã có việc làm, thu nhập ổn định đủ nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.

Từ đó bản thân người chấp hành xong án phạt tù cũng tự tin, bớt mặc cảm, lỗi lầm, tự tìm kiếm việc làm, tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Hỗ trợ sinh kế cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh: HL

 

Với mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét trong công tác tái hòa nhập cộng đồngcho người chấp hành xong án phạt tù, ngày 18/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn ký Quyết định số 681/QĐ-UBND ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2025-2030”.

Hàng loạt giải pháp sẽ được triển khai, như chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm đối tượng; bảo đảm thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước trên diện rộng và cho cả trường hợp cá biệt.

Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Phát huy vai trò các lực lượng ở cơ sở trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Thu hút, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ phù hợp với từng nhóm đối tượng và hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp, dạy nghề, tìm kiếm việc làm.

Xây dựng chính sách khuyến khích của tỉnh đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.

Và quan trọng nhất, mỗi chúng ta hãy luôn sẵn lòng tham gia tạo điểm tựa cho họ vươn lên!      

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Tự tình với biển

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by