• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng   

Xã hội

Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển

18/05/2025 06:01

Để đổi mới phương thức quản trị và ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định những đột phá chiến lược, giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho trí thức KH&CN nghiên cứu, sáng tạo. Ảnh: Q.T

 

Theo ông Đặng Thanh Long- Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội), để hiện thực hóa mục tiêu này, cần phải tháo gỡ rào cản thể chế, xây dựng cơ chế vận hành linh hoạt, tạo điều kiện thực chất để đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định và triển khai chính sách, góp phần đưa KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội.

Với trên 4.300 hội viên trí thức KH&CN, thời gian qua, Liên hiệp hội đã đẩy mạnh tập hợp, xây dựng được phong trào nghiên cứu sâu rộng, thu hút đông đảo lực lượng trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp và môi trường. Đáng chú ý, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã góp phần tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp song hành với phát triển sản phẩm thương hiệu của địa phương.

Tuy nhiên, theo đánh giá, hiện nay vẫn có tình trạng trí thức chưa thật sự mặn mà với việc tham gia hoạt động tư vấn, phản biện, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân chủ yếu là chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Vì vậy, cần có chính sách tài chính ổn định, tăng mức thù lao cho các chuyên gia và hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức khoa học duy trì hoạt động thường xuyên. Đồng thời, xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ nghiên cứu, phản biện xã hội ngay từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến đánh giá kết quả, gắn lý luận với thực tiễn.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Chung- Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kon Tum, hiện nay nhiều ý tưởng, sáng kiến từ đội ngũ trí thức KH&CN và doanh nghiệp vẫn chưa có kênh pháp lý để triển khai vào thực tiễn. Vì vậy, việc  ban hành cơ chế hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm KH&CN là bước đi thiết thực để gắn kết sáng kiến khoa học với thực tiễn phát triển.

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cần tăng cường đặt hàng, sử dụng hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực phát sinh từ thực tiễn như giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, cần đẩy mạnh truyền thông phổ biến tri thức đến người dân ở vùng sâu, vùng xa và tôn vinh đội ngũ trí thức để tạo thêm động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.

Ông Đặng Thế Đông- Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Kon Tum cho rằng, cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể nhằm xác định vị trí của trí thức trong từng mắt xích đổi mới sáng tạo. Khi hành lang pháp lý được thông thoáng và cơ chế vận hành tốt, đội ngũ trí thức mới có thể đóng góp hiệu quả, sáng tạo, góp phần chuyển hóa KH&CN thành động lực phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Số lượng sản phẩm KH&CN được ứng dụng thành công và thương mại hóa sẽ là thước đo cụ thể cho hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57.

Ông Đặng Thanh Long cho hay: “Mô hình tổ chức hiện nay đã có những đóng góp nhất định, nhưng cũng cần đổi mới theo hướng mở rộng đối tác để đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Phát triển mô hình tổ chức dựa trên hai trụ cột, đó là vừa duy trì bộ máy thực hiện nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao với cơ chế ổn định về biên chế và tài chính vừa thúc đẩy các tổ chức khoa học tự chủ, hoạt động theo cơ chế thị trường, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và xã hội”.

Cùng với đó, nghiên cứu thành lập các tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo cơ chế tự chủ, huy động nguồn lực xã hội và hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường. Những tổ chức này không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, phản biện khoa học, dự báo xu thế phát triển mà còn tạo thêm nguồn lực tài chính để củng cố hệ thống KH&CN của ngành, địa phương.

Sản phẩm nghiên cứu của trí thức KH&CN ứng dụng vào thực tiễn. Ảnh: QT

 

Chương trình số 95-Ctr/TU ngày 24/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 57 đã xác định mục tiêu đến năm 2030, bảo đảm bố trí tối thiểu 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển; sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo; duy trì số lượng tổ chức KH&CN hiện có để phục vụ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống; phấn đấu nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 8 người/10.000 dân.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bước vào kỷ nguyên mới.       

QUỐC TUẤN

   

Các tin khác

  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Đổi thay từ sức trẻ
  • Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
  • "Bóng cả" của thôn Kon Cheo
  • Phòng chống sốt xuất huyết từ sớm, từ cơ sở
  • Công đoàn UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn
  • Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • A Thuần học và làm theo Bác từ những điều giản dị
  • Xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN tạo động lực phát triển
  • Tăng sức cạnh tranh cho nông sản
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by