• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Việt Kiều đón Tết

17/01/2023 06:21

Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, trong tâm khảm của mỗi người dân Việt nói chung, người dân phố núi Kon Tum nói riêng ở khắp nơi trên thế giới đều da diết nhớ về quê hương. Vì nhiều lý do, có người được về quê đón Tết, có người phải ăn Tết xa quê. Dẫu vậy, họ đều nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc và giáo dục con cháu giữ hồn Tết Việt.

Những ngày này, khi nghe người thân ở thành phố Kon Tum kể về những đợt mưa phùn, se se lạnh khi trời chuyển đông, ở Sydney (Australia), bạn Nguyễn Thanh Thảo lại thấy rộn ràng. Trên màn hình video, gương mặt rạng rỡ nụ cười, Thảo xúc động chia sẻ: Mình hồi hộp đến thao thức. Cả tháng nay, cứ đếm từng ngày để được về đón Tết với gia đình. Chỉ còn 1 thời gian ngắn nữa thôi, gia đình mình sẽ sum vầy bên nồi bánh chưng nóng hổi. Bây giờ, chỉ cần nhắc đến Tết là đã thấy rạo rực, hồi hộp lắm rồi.

Xa thành phố Kon Tum, qua làm việc và định cư tại thành phố Sydney được 3  năm, cũng là ngần ấy thời gian Thảo đón Tết xa quê. Những năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thảo đành ở lại. Nhớ lại khoảng thời gian ấy, Thảo bồi hồi kể: Đêm giao thừa, gọi điện về nhà, thấy mọi người chuẩn bị mâm cúng, quây quần bên nhau, cảm xúc khó tả lắm. Lúc đó mới thấm thía cảm giác bơ vơ, lạc lõng ở xứ người. Nhớ nhà, nhớ những món ăn Việt da diết.

Đầu năm 2022, nghe thông tin các sân bay đã mở cửa đường bay quốc tế, không chần chừ, Thảo liền đặt vé máy bay khứ hồi để Tết được về quê. “Tiền vé cũng ngót nghét 35 triệu đồng, nhưng được về với gia đình là điều vui nhất. Giờ chỉ đợi đến ngày, đến giờ là xách ba lô lên và đi thôi”- Thảo cười, không giấu được niềm vui qua đôi mắt.

Ở Thái Lan nhưng đến dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, chị Quyên đều nấu bánh tét để nhớ hương vị Tết Việt (Ảnh nhân vật cung cấp)

 

Hằng ngày, qua điện thoại, nghe người thân kể về sự thay đổi ở Kon Tum, Thảo mong chờ, háo hức ngày tận mắt chứng kiến sự thay đổi ấy. Trong tâm trí Thảo, giờ đây có hàng loạt các dự định. Thảo bày tỏ rằng, Tết này về, sẽ cùng người thân nấu bánh, làm các món ăn trong ngày Tết như củ kiệu muối, chân giò hầm măng; cùng người thân đón giao thừa và đi dạo phố để thỏa nỗi nhớ mong.

Xúc động chờ ngày đoàn viên, bà Tô Ngọc Phụng – mẹ Thảo cũng đếm ngược thời gian, đợi chờ từng ngày. Bà Phụng cho biết, trong suốt mấy năm con gái ở Australia, gia đình bà chỉ có thể liên lạc qua video cho con để thăm hỏi tình hình. Do vậy, khi nghe tin con về quê ăn Tết, gia đình bà rất vui mừng. Bà nói rằng, năm nay sẽ là cái Tết vui nhất của gia đình. Mâm cơm tất niên sẽ rất ấm cúng. Hạnh phúc nhất là được đoàn viên, được cùng các con xúng xính váy áo đón giao thừa, đi hái lộc.

Với những dự định riêng, Nguyễn Thị Lâm Anh (khối 9, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô) vừa học vừa làm tại Hàn Quốc từ cuối năm 2018. Do khoảng cách địa lý và ảnh hưởng của dịch Covid -19, hơn 3 năm nay, Lâm Anh chưa được về Việt Nam đón Tết cùng gia đình.

Qua video, Lâm Anh khoe, từ đầu năm, khi biết các sân bay mở cửa đường bay quốc tế, Lâm Anh liền đặt vé. “Em cố gắng đi làm thêm để có tiền mua vé máy bay về quê ăn Tết. Nhiều lúc, công việc và việc học mệt mỏi nhưng chỉ cần nghĩ đến cảnh được cùng bố mẹ, người thân đón giao thừa, em lại có động lực”- Lâm Anh chia sẻ.

Lâm Anh nói rằng, những năm trước, ở Hàn Quốc, để hình dung không khí  Tết Việt, những ngày giáp Tết, em và các bạn người Việt đang học và làm tại Hàn Quốc thường mở, nghe nhạc xuân. Đặc biệt, em và các bạn, các anh chị cũng đi tìm mua bánh chưng, nấu những món ăn Việt, cắt giấy làm hoa đào, hoa mai để trang trí. “Dù vậy, cảm giác vẫn buồn lắm. Cùng với những lời chúc mừng, mọi người cũng vỗ về, động viên nhau cố gắng trong học tập và công tác” – Lâm Anh rưng rưng.

Thấm thía nỗi buồn của những ngày Tết xa quê, năm nay, khi được đoàn viên với gia đình trong ngày Tết cổ truyền, Lâm Anh vui mừng khôn xiết. Em nói rằng, thời gian ở nhà ngắn ngủi, em sẽ trân quý những phút giây bên gia đình và người thân.

Các con của chị Quyên cũng mặc áo dài truyền thống vào ngày Tết (Ảnh nhân vật cung cấp)

 

Tết, được trở về với quê hương, với gia đình là điều hạnh phúc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, không phải ai cũng có thể trở về để sống trong không khí đầm ấm ấy. 9 năm sinh sống ở tỉnh Udon Thani (Thái Lan), chị Nguyễn Thị Tú Quyên vẫn nhớ da diết hương vị Tết Việt. Dù xa quê, chị và một số kiều bào Việt Nam vẫn cố gắng giữ gìn những nét truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán.

“Năm nào cũng vậy, mình đều chuẩn bị lá chuối, lá dong để làm bánh tét. Mình cũng làm củ kiệu, mứt gừng, mứt dừa và các loại bánh đặc trưng trong ngày Tết để gia đình cùng hàng xóm thưởng thức” –chị Quyên chia sẻ.

Nơi chị Quyên sinh sống, cộng đồng người Việt không nhiều nên ngày Tết ở Việt Nam rộn ràng bao nhiêu, ở Thái Lan vẫn im ắng. Tuy vậy, để các con nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, sáng mồng 1 Tết, chị Quyên vẫn mừng tuổi cho các con và cùng ăn những món ăn Việt Nam đã chuẩn bị trước. Đồng thời, cả gia đình sẽ cùng gọi điện về Việt Nam (Kon Tum) để gửi đến gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất.

“Mỗi lần gọi điện về nhà, thấy mọi người quây quần, rộn ràng bên mâm cơm mà vừa mừng, vừa tủi, thấy chạnh lòng. Những ngày Tết, nhớ nhà, nhớ quê, cảm xúc trào dâng, mình lại vẽ tranh để ôn lại những kỷ niệm ngày thơ ấu được đón Tết cùng gia đình, cùng bà con xóm làng” – chị Quyên chia sẻ.

Nhìn những bức tranh hoa mai, hoa đào, hay các trò chơi dân gian trong ngày Tết Việt mới thấu hiểu chỉ có nỗi nhớ quê hương, yêu Tết Việt da diết mới có thể vẽ nên những bức tranh chân thực, giàu cảm xúc đến vậy. “Dù sinh sống ở nước ngoài bao nhiêu năm nữa, bản thân mình vẫn luôn ghi nhớ và gìn giữ truyền thống, cội nguồn của dân tộc”- chị Quyên khẳng định.

Những ngày này, ở Kon Tum, trong tiết trời se se lạnh, ai nấy đều chộn rộn, gấp gáp chuẩn bị chào đón năm mới. Còn mỗi người Việt xa quê lại thấy bâng khuâng, người chuẩn bị hành trang về thăm gia đình, người chuẩn bị các nguyên liệu để nấu món ăn Việt. Dù được đoàn viên cùng gia đình hay ăn Tết nơi viễn xứ, trong tâm khảm họ đều hướng về Tết Việt./.

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by