• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Tết ở rừng đặc dụng Đăk Uy

04/02/2022 06:24

Không có cây cảnh, không có pháo hoa, không có cả bánh mứt, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở rừng đặc dụng Đăk Uy (huyện Đăk Hà) chỉ có những “chiếc đèn pin di động”, những tiếng gõ tôn ầm ầm báo hiệu, gọi nhau dậy đi kiểm tra để bảo vệ từng gốc trắc, cây trắc.

Nghe tiếng chó sủa inh ỏi, từ phía lán của mình, anh Đinh Quốc Nghĩa - Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (được tăng cường về Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy) vội vàng tiến lên kiểm tra. Thấy đoàn chúng tôi, anh mới thở phào nhẹ nhõm. Gương mặt xanh mét vì lạnh, vì thiếu ngủ, anh vẫn niềm nở: “Tết này, tôi đón Tết ở rừng”.

Đón Tết ở rừng

Mặt trời đã nhô cao, cái lạnh vẫn bao trùm không gian rừng đặc dụng Đăk Uy. Phía xa xa, bên cây gỗ trắc đã ngã, được bọc tôn, quấn kẽm gai kỹ càng, anh A Thoa – Ban Quản lý rừng Đặc dụng Đăk Uy lui cui nhóm bếp lửa. Đôi mắt đục ngầu trên gương mặt xanh mét vì mất ngủ, anh Thoa chỉ về chiếc võng được mắc cách cây trắc tầm 5m: “Dù lán cách cây trắc chỉ 20m nhưng tôi không dám ở lán, phải mắc võng ngủ tại cây trắc, canh 24/24h. Phần thì lo lắng, phần lại lạnh nên mỗi đêm chỉ chợp mắt được 1-2 tiếng rồi dậy kiểm tra”.

Dưới gốc cây trắc, là nơi cư trú của một đàn chó – “đội vệ binh”. Nhưng với sự tinh vi của kẻ gian, các anh vẫn không dám rời bước. Chỉ về tấm đĩa CD trên gốc trắc, các anh “bật mí”: “Đêm lại, rọi đèn pin vào đĩa CD, nếu thấy phản quang là còn cây, ngược lại, nghĩa là trộm đã “cuỗm” đi. Làm nhiệm vụ ở đây, chúng tôi phải cảnh giác hết mức”.

Cột võng tại cây trắc, canh giữ 24/24h. Ảnh: HT

 

Gắn đĩa CD lên cây trắc để tiện kiểm tra. Ảnh: HT 

 

Khi bên ngoài, mọi người tất bật sắm sửa, chuẩn bị Tết, thì ở nơi đây, các anh chỉ có bếp lửa và tiếng chó sủa làm bạn. Tết này, mọi người vẫn túc trực và được thay ca theo lịch trực. Người nào may mắn thì được về đón Tết cùng gia đình vào đêm giao thừa, những người còn lại thì nỗ lực làm nhiệm vụ.

Làm nghề giữ rừng, dẫu đã quen với việc đón Tết ở rừng, nhưng nhắc đến Tết, bỗng nhiên không khí lại trầm lắng. Không buồn sao được, khi các anh phải chấp nhận việc xa gia đình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Anh Nguyễn Trung Thành (cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thạch Nham tăng cường) bộc bạch: Con tôi còn nhỏ, tôi đi cả tháng chưa về, nhớ con, nhớ vợ lắm. Tôi ở đây chỉ biết đến nhiệm vụ của mình, không giúp được gì cho gia đình, tất cả trông chờ vào tay vợ. Nhiều lúc, muốn động viên tinh thần cũng không có sóng điện thoại để gọi. Càng gần Tết lại càng bồn chồn, lo lắng, nhớ nhà. Nhưng biết sao được...

Giữa ngàn sao, không có cả bánh mứt, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chỉ có những chiếc đèn pin di động, những tiếng gõ tôn ầm ầm để báo hiệu, gọi nhau dậy đi kiểm tra để hoàn thành nhiệm vụ. Nhìn thấy cây trắc vẫn nguyên vẹn, nghe tiếng đồng nghiệp từ xa đã thấy mừng rỡ.

Cũng là Tết, nhưng chẳng ai dám gặp gỡ, chúc nhau chén rượu để đón một năm mới với nhiều hy vọng mới. Bởi lẽ, càng lễ, tết, các đối tượng càng lợi dụng cơ hội, cưa trộm trắc bất cứ lúc nào. Vậy nên, ai nấy đều xác định, đốt lửa, đón Tết tại lán một mình, quyết tâm bảo vệ từng cây trắc, gốc trắc, mẫu trắc để hoàn thành nhiệm vụ.

Điều ước cho năm mới

Rừng đặc dụng Đăk Uy rộng 546ha với khoảng hơn 1.000 gốc trắc. Hàng ngày, đội ngũ cán bộ, viên chức của Ban luôn phối hợp với lực lượng biệt phái từ các ban, các hạt kiểm lâm trên địa bàn tỉnh để bảo vệ. Với lực lượng biệt phái, mỗi người sẽ thay phiên thực hiện nhiệm vụ trong vòng 1 tháng. Còn với những thành viên Ban quản lý rừng Đặc dụng Đăk Uy, quanh năm suốt tháng, họ chỉ ở rừng, ngủ rừng để canh giữ từng gốc trắc.

Cũng như những năm trước, việc canh giữ rừng ngày Tết luôn được quan tâm. Trong dịp Tết Nhâm Dần, theo sự phân công, mỗi ngày luôn có 40 cán bộ, viên chức, lực lượng biệt phái túc trực, giữ rừng. Mỗi người sẽ được sắp xếp nghỉ 4 ngày Tết.

Tuần tra liên tục. Ảnh: HT

 

Lán tạm bợ, không nhà vệ sinh, không nước, không sóng điện thoại. Những chiếc võng treo tại những gốc cây là nơi ăn, nơi ngủ, nơi làm việc của các anh em đang làm nhiệm vụ. Ở đây, niềm vui lớn nhất của mọi người là tìm thấy điểm có sóng. Vì, có sóng mới gọi điện về nhà được. Và vui hết cỡ khi được nhìn thấy vợ con qua các cuộc gọi video.

Đứng nói chuyện, bất ngờ nghe thấy tiếng vợ ghé vào thăm, anh A Vim (Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei tăng cường) không giấu được niềm vui trên đôi mắt. Thương chồng sương gió, làm nhiệm vụ ở xa, phải trực đến mồng 2 Tết mới được về, vợ anh – chị Y Thầm xin phép Ban quản lý rừng Đặc dụng Đăk Uy để ghé đến thăm. “Nhìn thấy nơi chồng ở, chỗ chồng làm, càng thấy thương chồng hơn. Mình cũng sắp xếp ổn thỏa, sửa soạn nhà cửa đàng hoàng để chồng yên tâm làm nhiệm vụ”- chị Y Thầm nói.

11 năm làm nghề, anh A Thoa đã quen với công việc và cũng quen luôn chuyện dành  một nửa thời gian đón Tết ở rừng. Đưa tay che khói, anh Thoa mắt cay xè. Trong chuyện nghề, anh tâm sự, dù quen việc nhưng nhiều lúc cũng “bứt xô”. Nhất là khi được giao làm nhiệm vụ ở những vị trí có những cây trắc đã chết, đã ngã hoặc những gốc trắc. Bởi, ở nơi đó khó canh giữ hơn so với những vị trí cây trắc còn sống, còn đung đưa cành.

Nói về vấn đề này, anh Trần Thanh Tân – Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy tiếp lời: Năm mới, chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan chức năng có chế tài xử lý những gốc trắc đã bị ngã, gãy, đổ một phần để tránh lãng phí, hơn nữa, việc bảo vệ dễ dàng hơn. Cứ như thế này, tội anh em lắm.

Việc canh giữ các cây, gốc trắc đã ngã đổ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: HT 

 

Cả cánh rừng có 22 lán và trạm thì có đến 14 lán tạm. Phông bạt rách mục, không giếng nước, không nhà vệ sinh, gió lùa tứ phía. Những người canh giữ rừng đang bỏ sức khỏe của mình để bảo vệ những gốc trắc và họ cũng mong ước có chỗ ở đàng hoàng trong quá trình làm nhiệm vụ để đảm bảo sức khỏe.

Trong nhiều câu chuyện, để khơi dậy không khí, chúng tôi liền hỏi: “Năm mới, các anh có mong muốn gì?”. Nhấp ngụm nước sôi để ấm bụng, ai cũng cười rồi bảo: “Làm ở các ban, công việc vất vả nhưng lương thấp lắm. Mong lương cao hơn một tí để mỗi người gắn bó hơn với nghề”...

Tiếng chim hót líu lo bên những mầm xanh đang vươn mình dưới nắng càng làm không khí thêm trong lành. Năm mới, với nhiều niềm vui và ước vọng, chúc cho điều ước của các anh sẽ thành hiện thực; chúc các anh mãi khỏe, bình an để bảo vệ lá phổi xanh của trái đất...

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by