• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xã hội

Sa Thầy thực hiện tốt chính sách dân tộc

14/06/2024 14:15

Huyện Sa Thầy có 11 xã, thị trấn, dân số 56.125 người, trong đó đồng bào DTTS có 32.428 người, chiếm tỷ lệ hơn 57%. Những năm qua, huyện luôn nỗ lực thực hiện tốt chính sách dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho người dân.

Thời gian qua, huyện Sa Thầy đã tập trung triển khai đồng bộ và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư để lồng ghép thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; ưu tiên các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở, thông tin truyền thông, y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo; có giải pháp giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất; chủ động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; lựa chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, có giá trị kinh tế để hỗ trợ đồng bào DTTS đưa vào trồng, chăn nuôi gắn với giải quyết đầu ra cho sản phẩm; động viên, khuyến khích đồng bào DTTS tích cực lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.

Riêng 5 năm qua, huyện đã triển khai thực hiện 21 chương trình, chính sách, với tổng vốn thực hiện hơn 2.055 tỷ đồng. Hầu hết các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước được đầu tư trên địa bàn huyện Sa Thầy đều phát huy hiệu quả.

Biểu dương, tôn vinh người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ảnh: Y.Đ

 

Nhờ đó, đến nay 11/11 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 11/11 xã, thị trấn có đường liên thôn được bê tông hóa; 64/64 thôn, làng sử dụng điện lưới quốc gia, 100% hộ dân được sử dụng điện; 100% thôn, làng đồng bào DTTS tại chỗ đã có nhà rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng; 93% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 7 thôn, làng được công nhận thôn, làng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS, 4 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, chăm lo đời sống cho các hộ đồng bào DTTS được quan tâm triển khai thực hiện kịp thời.

Ngoài ra, hàng loạt đề án, mô hình được triển khai thành công, như Đề án Cải tạo vườn tạp (quy mô 997 hộ/165,22 ha, tổng vốn thực hiện hơn 8 tỷ đồng); Đề án Khai thác tiềm năng, lợi thế nuôi trồng thủy sản trên các lòng hồ thủy điện Ia Ly, Plei Krông (quy mô lũy kế là 78 lồng nuôi, sản lượng đạt trên 100 tấn/năm, với tổng vốn thực hiện hơn 1,5 tỷ đồng); 20 mô hình khuyến nông (với quy mô 186,9ha, tổng vốn thực hiện hơn 7 tỷ đồng).

Các đề án, mô hình này đã góp phần làm thay đổi nhận thức, giúp bà con nhân dân từng bước biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững.

Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Sa Thầy mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững. Ảnh: Y.Đ

 

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện được thực hiện tốt. Trong đó, các lễ hội, phong tục truyền thống tốt đẹp của các DTTS được giữ gìn và phát huy như là lễ “Cầu an”, “Bỏ mả”, “Mừng lúa mới”, “Mừng nhà rông mới”, các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như cồng chiêng, múa xoang, múa chiêu, hát giao duyên; các ngành nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ từng bước được bảo tồn và phát triển. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được quan tâm, với 1.439 lao động được đào tạo; việc bố trí, giới thiệu, giải quyết việc làm đã được quan tâm, đến nay đã có 29.864 lao động có việc làm (trong đó 16.980 lao động là người DTTS).

Việc thực hiện tốt chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng giúp huyện Sa Thầy giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 xuống còn 6,99%; giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS xuống còn 11,29%; nâng thu nhập bình quân đầu người lên hơn 51 triệu đồng, tăng 1,36 lần so với năm 2019. An ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là đồng bào DTTS từng bước cải thiện và nâng cao, khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong huyện được rút ngắn.     

Y Đô

   

Các tin khác

  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by