• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xã hội

Rồi ai cũng sẽ già đi

01/06/2024 13:26

Gần đây, trên các trang mạng xã hội như youtube, facebook xuất hiện nhiều clip nói về tình cảm cha con, mẹ con, nhất là với cha mẹ già, được nhiều người yêu thích, chia sẻ, bình luận tích cực bởi sự đáng yêu, và hơn nữa rất cảm động, trước tình cảm của con cái đối với bậc sinh thành của mình và ngược lại.

Những ngày qua, như nhiều người khác, tôi cũng bị cuốn hút bởi câu chuyện mà chị Ánh Hồng đăng tải trên trang facebook cá nhân của mình, và được rất nhiều kênh truyền thông chia sẻ, về những câu chuyện thường ngày khi chăm sóc cha chồng đã lớn tuổi. Câu chuyện ấy như dòng nước mát lành, lan tỏa điều tốt đẹp đến với mọi người.

Mỗi clip chị Hồng chia sẻ trên trang facebook của mình là những câu chuyện thường ngày trong gia đình giữa chị và cha chồng, rất nhân văn và đầy ý nghĩa, luôn nhận được sự yêu thích của mọi người bởi sự dễ thương và tình cảm cha con.

Qua theo dõi trên trang facebook của chị, tôi được biết, vợ chồng chị Ánh Hồng hiện đang sống cùng cha chồng. Do cha chồng của chị đã có tuổi và ông mắc bệnh lẫn nên vợ chồng chị chăm sóc và phụng dưỡng ông. Mặc dù là mối quan hệ cha chồng-nàng dâu nhưng dường như cả hai không có khoảng cách nào.

 
Người già luôn cần sự chăm sóc đặc biệt, sẻ chia và thấu hiểu. Ảnh: T.Q

 

Và đặc biệt, là con dâu, nhưng chị Hồng đối xử với cha chồng của mình không khác gì cha ruột. Ngoài chăm sóc kỹ lưỡng việc ăn uống, chị Hồng còn thường xuyên kiếm chuyện trêu để ông vui, sẵn sàng dành thời gian bên ông để ông có người bầu bạn. Chị Hồng không hề phàn nàn hay tỏ ý khó chịu với cha chồng mà luôn vui vẻ khi nói chuyện với ông, dẫu có lúc ông cũng tỏ ra khó chịu với chị vì cái “bệnh” nhớ nhớ quên quên của tuổi già. Và dù có xảy ra chuyện gì đi nữa thì cuối cùng ông cũng luôn dành những tình cảm yêu thương cho đứa con dâu, như với con gái ruột của mình vậy.

Dẫu là mạng xã hội, nhưng tôi tin những điều người phụ nữ này làm xuất phát từ tâm của mình. Bởi người xưa có câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, nên có những việc, với người già và trẻ con không thể gượng ép được, nếu không yêu quý thật sự thì không có một kịch bản nào có thể xoay chuyển, bắt trẻ em và người già phải gượng ép tình cảm của mình được.

Bởi vậy, khi vào xem clip của chị Hồng, nhiều người đã để lại rất nhiều bình luận tích cực. Có rất nhiều bình luận cho rằng thấy có nhiều niềm tin hơn vào cuộc sống khi chị đã góp phần lan tỏa những điều ý nghĩa, tích cực đến cho mọi người. 

Đúng là ai rồi cũng sẽ già đi. Đến khi ở tuổi không còn minh mẫn nữa, cha mẹ sẽ có lúc nhớ nhớ quên quên, làm những chuyện khiến con cái phiền lòng. Tôi đã từng chứng kiến cảnh ông bố nọ thường kể tội con trai, con dâu vì không cho ông ăn uống mấy ngày liền, dẫu việc này không hề xảy ra. Nhiều người mới gặp, nghe ông nói thế lại trách oan cho con cái của ông. Nhưng với vợ chồng người con trai của ông thì không bao giờ lấy đó làm tức giận, buồn phiền vì vợ chồng anh biết, cha mẹ anh đã già rồi nên sẽ có lúc nhớ lúc quên.

Nhiều người cho rằng, chăm cha mẹ già rồi đâu chỉ có lo cái ăn, cái mặc, thuốc thang mà quan trọng hơn nữa là “liều thuốc” tinh thần, tạo cho họ có một cuộc sống vui vẻ, như thường xuyên hỏi han, chuyện trò cùng cha mẹ để họ cảm thấy cuộc sống về già không quá buồn tẻ.

Tôi nghĩ, có lẽ chị Ánh Hồng vừa là người con dâu hiếu thảo, vừa rất thấu hiểu tâm lý của người già nên chị đã làm được điều này. Vậy nên chị thường xuyên pha trò chọc ghẹo để cho tinh thần của cha mình được thoải mái, từ đó giúp ông sống vui, sống khỏe hơn cùng con cháu.

Ai rồi cũng sẽ già đi. Và tôi tin chắc rằng, những câu chuyện của chị Ánh Hồng sẽ giúp cho chúng ta hiểu hơn về người già, từ đó bồi đắp tình yêu thương qua cách chăm sóc cha mẹ mình.

Tú Quyên

   

Các tin khác

  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
  • Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
  • Sự chuyển dịch tích cực của thị trường lao động
  • Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
  • Thành lập 10 Tổ chỉ đạo đại hội đảng bộ cấp xã (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới) nhiệm kỳ 2025-2030
  • Yêu cầu điều tra, xác minh báo cáo vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by