• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Rau an toàn và niềm tin

10/10/2022 06:09

Câu chuyện đánh tráo danh phận đưa rau từ chợ thành rau gắn nhãn VietGAP vào siêu thị được truyền thông liên tục đưa tin trong thời gian gần đây lại một lần nữa khiến cho không ít “thượng đế” trở nên hoài nghi với sản phẩm rau an toàn vốn đã khó tìm chỗ đứng trên thị trường, nay lại càng thêm khó.

Sự hoài nghi này, mất niềm tin này không phải là không có lý. Nào đâu mỗi lần hô biến rau chợ thành rau VietGAP này mà trong thời gian qua truyền thông nhiều lần lên tiếng và thực tế xung quanh cũng cho thấy có nhiều vụ, việc thực phẩm thật - giả, an toàn - không an toàn lẫn lộn. Rau xanh mơn mởn là sản phẩm của thuốc kích thích tăng trưởng; thịt heo, thịt gà thì tồn dư chất cấm, thịt heo ngâm hóa chất “hô biến” thành thịt bò; ăn tô bún, tô phở thì đủ các loại phụ gia để tạo mùi, tăng độ ngon, độ ngọt.

Vậy mới có chuyện, đánh trúng tâm lý chuộng thực phẩm sạch, bà bán trứng gà chỉ bỏ vài ba chục cái vào chiếc rổ con con, nhà nuôi dùng không hết mang bán bớt nhưng thực ra lấy từ chợ về; không ít trẻ em gùi từng bì rau nho nhỏ kiểu như rau nhà nhưng nguồn gốc chính từ chợ đầu mối. Thỉnh thoảng, truyền thông lại đưa tin ngành chức năng bắt giữ các vụ vận chuyển xương bò, lòng heo không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí có dấu hiệu hư hỏng; rồi thông tin sản phẩm này tồn dư chất này, sản phẩm kia tồn dư chất kia. Chuyện đã như thế, nay thêm rau xanh gắn mác VietGAP càng khiến cho người tiêu dùng trở nên soi xét, khó tính hơn khi lựa chọn rau các loại nói riêng, thực phẩm nói chung cũng là thường tình.

Nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng cao. Ảnh: N.P

 

Để rồi nhằm “qua mắt” những đôi mắt soi xét, khó tính của không chỉ những bà nội trợ mà cả những đấng mày râu vốn “công to việc lớn” ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thực phẩm sạch thì vẫn có những nông dân, những tiểu thương lại tìm cách lừa gạt một chút, gian dối một chút hòng bán được nhiều hơn, thu được lợi nhuận cao hơn. Và khi sự gian dối ấy bị phát giác, niềm tin bị sụp đổ và hệ quả tất yếu là người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm.

Để có được sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP, những người nông dân phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ chất đất, nguồn giống, cách chăm bón, đến quá trình thu hái, bảo quản. Những năm gần đây, sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP của người nông dân trên địa bàn tỉnh dần có đầu ra ổn định hơn trước. Người tiêu dùng quan tâm, tin tưởng và mua sản phẩm nhiều hơn; các trường học cũng đặt mua, đưa sản phẩm rau an toàn vào bếp ăn bán trú. Tuy nhiên, cách các siêu thị, cửa hàng bán rau an toàn không bao xa là các hàng bán rau, củ, quả các chợ bao giờ cũng đông đúc nhộn nhịp hơn. Nói như vậy để thấy trái ngược với những cảnh báo về rau, củ, quả dư thừa thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản; trái ngược với nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm rau, củ, quả an toàn, người tiêu dùng vẫn tìm mua và sử dụng các loại rau, củ, quả chưa được kiểm định bày bán la liệt ở các chợ là vì nhiều nguyên nhân.

Rau an toàn vì phải đáp ứng các quy định đòi hỏi người trồng phải dày công chăm sóc, đầu tư nên giá thành cao hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rau an toàn khó tìm đầu ra trên thị trường. Nhưng, đó chưa phải là cốt lõi. Vấn đề là ở chỗ “thượng đế” bằng mắt thường không phân biệt được đâu là an toàn, đâu là không an toàn; tin tưởng vào các sản phẩm được gắn mác, được bày bán trong cửa hàng cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn thì lại bị làm nhái, làm giả.

Hoài nghi, thiếu niềm tin, và trong vòng luẩn quẩn ấy, không ít bà nội trợ mỗi sớm mai lại trở nên lẩn thẩn: Hôm nay ăn rau gì, ăn món gì cho an toàn? Để rồi tự trả lời, cũng thế cả thôi, ra chợ, cần rau gì mua rau đó, mùa nào thức nấy, rau nào cũng xanh non mơn mởn, vào các chỗ trưng biển an toàn vừa đắt, lỡ đâu bị lừa lại mua thêm sự bực mình.

Khi đời sống dần nâng cao, khi nhận thức và mối quan tâm của người dân về chất lượng cuộc sống, chất lượng thực phẩm cao hơn thì nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn nói chung và các loại rau an toàn nói riêng cũng cao hơn trước. Tuy nhiên, vì thiếu đi niềm tin mà người dân vẫn chưa thực sự mặn mà với các sản phẩm rau an toàn được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị. Không ít người còn tự đưa ra phương châm, rau an toàn phải chính do mình tự làm ra. Với người dân khu vực nông thôn thì chuyện này dễ bề xoay xở. Còn với người dân khu vực phố thị đành chọn cách loay hoay với đủ các loại thùng xốp nhằm có được mớ rau sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.

Trong khi “thượng đế” vẫn còn hoài nghi thì câu chuyện gian dối trong cung cấp, tiêu thụ mới đây lần nữa khiến cho sản phẩm rau an toàn gặp khó. Nói xa hơn thì không chỉ là sản phẩm rau an toàn mà người tiêu dùng còn hoài nghi, thiếu đi niềm tin cả với những loại thực phẩm khác cũng rơi vào tình cảnh bị trà trộn, gắn mác, làm giả. Bộ Y tế đã khuyến cáo, mỗi người tiêu dùng phải là một người tiêu dùng thông thái. Tất nhiên để trở thành một người tiêu dùng thông thái không phải là dễ và không phải ai cũng làm được; nhưng điều đầu tiên mỗi người cần quan tâm chính là biết cách chọn lựa thực phẩm. Cùng với đó, các cấp, các ngành tăng cường tư vấn, kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm minh để từng bước ngăn chặn tình trạng vàng thau, thật giả lẫn lộn, xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào các loại thực phẩm đảm bảo an toàn nói chung, rau an toàn nói riêng - dẫu biết rằng những việc làm này không thể trong ngày một, ngày hai.  

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by