• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Qua tháng năm!

16/03/2025 17:15

5 thập kỷ trôi qua, hồi ức ngày giải phóng tỉnh Kon Tum vẫn đậm sâu trong trái tim của những người lính năm xưa. Ôn lại hồi ức đẹp, họ dặn nhau tiếp tục sống, cống hiến hết mình cho tỉnh nhà, cho đất nước như thuở thanh xuân đã chiến đấu hết mình giữ gìn từng tấc đất.

Hồi ức 16/3

Nhìn tờ lịch trên tường, ngắm lại hình ảnh chụp chung với các đồng đội, cựu chiến binh Trần Thanh Bình (tổ 1, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) ngồi lặng một lúc lâu: Vậy mà đã 50 năm kể từ ngày giải phóng tỉnh rồi đấy!

Tháng năm trôi qua, những kỷ niệm thời thanh xuân cũng trở thành hồi ức đẹp. 10 năm, 20 năm hay 50 năm trôi qua, dấu son ấy vẫn tươi mãi trong trái tim của người lính năm xưa. Chỉ cần gợi nhắc lại, mọi thứ, từ mốc thời gian cho đến hình ảnh, gương mặt của những đồng đội trong các trận đánh đều nguyên vẹn như mới hôm qua.

Tiếng đồng hồ kêu tích tắc như đưa người lính năm xưa trở về lại với khoảng thời gian của ngày giải phóng. “Khoảng giờ này đây- 8h ngày 16/3 của 50 năm trước, từ trên đồi đá Chư Hreng (bây giờ) nhìn xuống phía dưới đường, lính Ngụy rút từng đoàn chạy theo hướng về Gia Lai. Từ trên đồi đá, theo lệnh, tôi cùng 3 đồng đội khác tiến về phía trước, chặn địch ngay tại đồi Sao Mai. Tôi tiến về phía trước, ẩn mình vào những thùng phuy nước để áp sát. Lúc bấy giờ, khi bị chặn đánh, 1 đoàn người xe ùn ứ rất dài. Tôi tiêu diệt 1 và bắt sống 2 tên địch”- ông Bình nhớ như in khoảnh khắc của 5 thập kỷ trước. 

Ông Trần Thanh Bình ôn lại những kỷ niệm trong ngày giải phóng tỉnh. Ảnh: H.T

 

Sau khi số lính Ngụy được giao cho Huyện đội H16 (lúc bấy giờ), ông Bình tiếp tục cùng đồng đội hành quân, tiến về tiếp quản khu Lưỡi Hổ (B15 bây giờ). Tại nơi này, những trận địa pháo binh đã được địch giăng sẵn. Nhưng khác với tưởng tượng ban đầu, tất cả im ắng, chỉ có súng, pháo, còn lính Ngụy đã tháo chạy từ sớm. Làm nhiệm vụ tiếp quản xong, đơn vị lại tiếp tục tiến về phía thị xã Kon Tum.

Từ cuối năm 1974, trên địa bàn tỉnh, phần lớn đất đai vùng nông thôn đã được giải phóng, địch bị dồn ép, co cụm về chốt giữ thị xã Kon Tum và một số cứ điểm vùng ven và quận Đăk Tô lưu vong. Hôm ấy, tiến về phía sào huyệt cuối cùng của Mỹ Ngụy tại Kon Tum, ông Bình cũng như các đồng đội vừa hồi hộp vừa lo lắng xen lẫn với náo nức, phấn khởi.

“Từ năm 1970 hành quân vào Kon Tum, 5 năm liền tại mảnh đất này, anh em, đồng đội đã quá gian khổ, biết bao nhiêu đồng đội vì tấc đất quê hương đã ở lại mãi với đất mẹ. Nên khi thấy địch đầu hàng, tháo chạy, tận mắt nhìn thấy sào huyệt cuối cùng của địch tại thị xã bị đập tan, mọi người vui mừng khôn xiết. Đã 50 năm rồi, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng chưa bao giờ tôi quên cảm xúc của ngày hôm ấy”- ông Bình bồi hồi nhớ lại.

Ở một mũi tấn công khác, trưa 16/3, cựu chiến binh U Nhiêu (hiện ở tại tổ 6, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) cùng các đồng đội được lệnh cơ động từ điểm cao 1000 (thuộc khu vực xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) và xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) bây giờ) áp sát vào thị xã Kon Tum.

“Khi được lệnh tiến về thị xã Kon Tum, biết rằng đây là hang ổ, khu vực quân sự và chính trị trọng yếu của địch nên anh em chúng tôi xác định tinh thần: có thể sẽ phải hy sinh. Tuy vậy không một ai nao lòng”- cựu binh U Nhiêu kể lại.

Khác với hình dung lúc ban đầu, khi áp sát thị xã Kon Tum vào khoảng 16h, cảnh tượng trước mắt ông Nhiêu cùng đồng đội là sự vắng vẻ, im ắng. Ông Nhiêu kể rằng, chính khu vực này, suốt năm 1974, chúng hoành hành, nã pháo liên tục về phía lực lượng của ta. Vậy mà ngày 16/3, tất cả chỉ còn lại súng ống, đạn, các ụ xăng dầu, còn lính Ngụy đã tháo chạy. Nhìn cảnh tượng trước mắt, vừa làm các nhiệm vụ được giao, ông U Nhiêu đã vang lên tiếng hát ở trong lòng.

“Đêm hôm đó, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, biết rằng, mình và các đồng đội đã được sống. Cũng đêm hôm đó, khi nghe tin tỉnh Kon Tum giải phóng, tất cả vui mừng đến bật khóc. Trải qua biết bao trận đánh, hứng chịu biết bao nhiêu chất độc hóa học, chua xót chứng kiến cảnh làng mạc hoang tàn, đồng đội hi sinh xương máu, cuối cùng, mảnh đất chìm trong bom đạn đã được phất cao ngọn cờ. Kon Tum giải phóng tô đậm thêm trang sử vàng về tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên trung, sức mạnh đoàn kết đánh bại kẻ thù của dân tộc Việt Nam”- ông U Nhiêu xúc động.

Qua tháng năm!

Thời gian trôi qua, những thanh niên trai tráng hăng hái ra trận năm nào cũng đã đứng bên kia sườn dốc của cuộc đời. Lật giở lại quá khứ, ông Bình nhẩm nhẩm: 75 tuổi, cũng hơn 5 thập kỷ tôi gắn bó với Kon Tum này rồi đấy!

Gần đời người gắn bó với quê hương thứ 2, hơn ai hết, ông Bình- người từng tham gia chiến đấu, cùng đồng đội giành lại từng tấc đất ở nơi này thấu hiểu sự trở mình, cảm nhận rõ nét sự trỗi dậy đầy mạnh mẽ của mảnh đất hoang tàn năm nào. 

Súng đạn thôi rền vang, Kon Tum giải phóng, bước sang một trang sử mới. Nói là thế nhưng để có được ngày hôm nay, tỉnh ta đã trải qua cả chặng đường dài của những gian nan, thử thách. Cùng chứng kiến, cùng trải qua từng giai đoạn lịch sử, ông Bình nói rằng, khó có thể diễn tả được hết những khó khăn của tỉnh nhà khi vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế; đồng thời, vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực phản động, thù địch và lực lượng Fulro. Ấy thế mà, với sự quyết tâm, đồng lòng, mảnh đất cực bắc Tây Nguyên từ đống đổ nát, hoang tàn từng bước hồi sinh sau lửa đạn.

Ông U Nhiêu tự hào vì những tháng năm đã sống và chiến đấu. Ảnh: H.T

 

Anh dũng trong các trận chiến và khi Kon Tum giải phóng, đất nước hòa bình, người lính U Nhiêu tiếp tục trở thành ngọn cờ đầu trong vận động người dân phát triển kinh tế. Trong ký ức của mình, ông U Nhiêu nhớ mãi những ngày cùng bà con khai hoang từng tấc đất, gieo từng hạt mầm. Từ rừng rậm um tùm với bom rơi, đạn lạc, ông tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động bà con chung sức, đồng lòng khai hoang, biến đá sỏi thành những vùng cao su, cà phê; biến đồng khô thành ruộng lúa tươi tốt.

Dẫn chứng và nói với giọng đầy tự hào, ông Nhiêu không giấu được niềm vui trong lòng: Đúng là không có gì bằng sức mạnh tinh thần đoàn kết! Từ khi tái thành lập vào năm 1991, với muôn vàn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo hơn 60%, vậy mà năm 2024 vừa qua, Kon Tum có tốc độc tăng trưởng GRDP đạt 8,02%, đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Vừa qua, theo dõi thông tin thời sự biết năm 2025, Kon Tum là 1 trong 18 tỉnh, thành trong cả nước và là tỉnh duy nhất trong vùng Tây Nguyên được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 2 con số trở lên, sao mình thấy reo vui trong lòng. Những con số biết nói ấy đã thể hiện thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu, đoàn kết vượt khó vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh nhà.

Những người lính trở về từ chiến trường, qua tháng năm, họ tiếp tục góp sức xây dựng Tổ quốc. Ghi nhớ lịch sử, họ dặn lòng sống và tiếp tục cống hiến cho xứng đáng với xương máu của cha ông, đồng đội đã ngã xuống. Tuổi cao, họ vẫn lao động, sản xuất mỗi ngày, noi gương sáng, dạy dỗ các con thành người có ích cho xã hội, cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà.

Rưng rưng nước mắt, ông Nhiêu kể về 3 người con của ông lần lượt mất đi vì ảnh hưởng chất độc màu da cam. Nỗi đau đó mãi day dứt trong lòng, nhưng không vì thế mà ông thôi cống hiến. Ông luôn tự hào với thanh xuân của mình, và ông cũng tin rằng, các con của ông, nơi suối vàng cũng thấu hiểu và vui cho sự cống hiến, hi sinh bản thân vì độc lập của cha mình năm nào.

Gạt qua những nỗi đau, khi hỏi về niềm mong mỏi của mình, ông Nhiêu nói với giọng đầy tự hào: Tôi quá đỗi vui mừng khi được sống đến ngày hôm nay, được chứng kiến sự trở mình qua bao tháng năm của tỉnh nhà. Với những bước đà tăng trưởng, là một người lính góp sức cho giải phóng tỉnh, tôi chỉ mong các dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, cùng chung sức, đồng lòng tiến bước dưới cờ Đảng. Ngày nay, điện, đường, trường, trạm sẵn sàng, tôi mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục quyết tâm, học hỏi mỗi ngày, góp sức mình vào dòng chảy chung, đưa tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn nữa.

Những câu chuyện về những hồi ức đẹp khép lại, các cựu binh đón chờ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum để tiếp tục được ôn lại những kỷ niệm hào hùng. Họ tin rằng, với lòng biết ơn và tiếp bước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong tương lai. 

Hoài Tiến

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by