• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Nhọc nhằn nghề quét rác

25/02/2020 13:06

Mỗi ngày, vào đêm hay lúc rạng sáng, những nữ công nhân đó lại xuất hiện trên khắp mọi ngả đường, góc phố. Hành trình thu gom rác của họ dường như không dừng chân, không ngơi nghỉ tay vì phải quét dọn, lượm lặt tất cả các loại rác, để trước khi bình minh lên, đường phố đã sạch sẽ, tinh tươm.

Mỗi năm có 4 mùa, từ thời tiết nóng nực của mùa hè đến cái lạnh giá của mùa đông, từ những cơn mưa xối xả hay vào các dịp lễ, tết, cứ vào cuối mỗi buổi chiều, khi đường phố đã lên đèn, trên khắp các tuyến đường khu vực nội thành của thành phố Kon Tum, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum oằn mình đẩy những chiếc xe chất đầy rác đến nơi tập kết để chuyển lên xe ô tô đưa về bãi rác.

Cứ như vậy, mỗi ngày, vào đêm hay lúc rạng sáng, những nữ công nhân đó lại xuất hiện trên khắp mọi ngả đường, góc phố. Hành trình thu gom rác của họ dường như không dừng chân, không ngơi nghỉ tay vì phải quét dọn, lượm lặt tất cả các loại rác, để trước khi bình minh lên, đường phố đã sạch sẽ, tinh tươm.

Chị N.T.H (phụ trách thu gom rác thải trên đường Đào Duy Từ (phường Thắng Lợi) tâm sự: Vào nghề đã hơn 10 năm, cứ khoảng 17h30 hàng ngày, tôi cùng đồng nghiệp của mình đẩy xe đến tuyến đường được phân công để quét dọn, thu gom rác. Nó không chỉ là lá cây, túi ni lông, mà còn là cơm thừa canh cặn, rác sinh hoạt gia đình và đủ thứ trên đời các gia đình vứt bỏ... Tất cả được chất hết lên chiếc xe rác, đẩy đến bãi tập kết để xe của Công ty tới chở đi.

Công nhân Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum thu gom rác thải tại phường Quyết Thắng. Ảnh: CC

 

Dáng người nhỏ nhắn, nhưng mỗi tối chị N.T.H phải đẩy 6 xe rác đến điểm tập kết và đợi đến 10 giờ đêm, khi rác được dọn sạch sẽ mới được về nhà. Nhưng không phải lúc nào cũng 9 giờ tối là được nghỉ, có hôm còn phải đến tận 10-11 giờ đêm mới về nhà vì rác quá nhiều, quét dọn không xuể, nhất là những đêm trời mưa to gió lớn, rác thải, bùn thải, lá cây, cành cây gãy rụng nằm ngổn ngang. Những hôm trời nắng, rác bốc mùi, bịt mấy lớp khẩu trang nhưng vẫn vô cùng khó chịu. Còn trời mưa, đường trơn, xe rác bị đổ tung tóe, mấy chị em lại lúi húi quét dọn mãi mới xong để xe tới vận chuyển đi đổ ở bãi rác phía bắc thành phố.

Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản, nhưng ẩn chứa trong đó là sự nhọc nhằn, vất vả trăm bề và những nguy hiểm luôn cận kề. Họ đến với nghề này là do cái duyên và do ý thức của họ với cộng đồng, nên họ hết lòng tận tụy trong công việc, không quản ngại khó khăn. Họ luôn tâm niệm công việc của mình là quét hết rác chứ không phải làm hết giờ.

Với nghề của mình, và những ngày lễ, ngày Tết, khi mọi gia đình nhộn nhịp chuẩn bị sắm sửa lễ Tết, lên kế hoạch du lịch cùng gia đình, thì những công nhân vệ sinh vẫn miệt mài quét dọn để phố phường luôn sạch sẽ; thậm chí có những lúc trong dịp giao thừa, thì đón giao thừa ngoài đường bên cạnh người bạn là chiếc xe chở rác.

Chị V.T.T, quét dọn và thu gom rác trên đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong (đoạn xung quanh Trung tâm thương mại Kon Tum) cho biết: Công việc thường ngày làm đến khoảng 10 giờ đêm là xong, còn ca khác làm từ 4-6giờ30 sáng hôm sau; nhưng những ngày lễ, Tết phải làm đến tận 12 giờ đêm, hoặc tới 1 giờ sáng hôm sau mới xong công việc.

"Gần 10 năm trong nghề là chừng ấy năm không được đón giao thừa cùng gia đình. Đặc biệt, những ngày cuối năm, nhìn những gia đình ấm cúng quây quần bên nhau, nhiều lúc cũng buồn, thấy tội cho chồng và cho con, bởi không giao thừa nào có mặt ở nhà" - chị V.T.T bùi ngùi chia sẻ.

Càng vào những dịp lễ, Tết, thì công việc của những người công nhân vệ sinh môi trường lại càng thêm bề bộn, vất vả, họ vẫn phải miệt mài trên từng góc phố, mà không được nghỉ ngơi, vui chơi. Bởi, những ngày như vậy, lượng rác thải sinh hoạt càng lớn.

"Mỗi nghề có những vất vả riêng, nghề quét rác những ngày mưa luôn là ám ảnh với chúng tôi. Làm công nhân quét và gom rác như chúng tôi, ngày bình thường thì hầu như đã không có ngày nghỉ rồi, chứ đừng nói chuyện ngày lễ, Tết, chỉ cần nghỉ một buổi, rác sẽ tràn ngập đường phố” - chị V.T.T bộc bạch.

Giữa những bộn bề cuộc sống, bất kể là đêm hay ngày, lúc mưa gió hay khi trời đổ nắng chang chang, giữa sự ồn ào, tấp nập, bụi bặm của đường phố hay sự im lặng đáng sợ về đêm, khi mọi người chìm sâu trong giấc ngủ, thì ở đâu đó, trên các nẻo đường, những người quét rác vẫn lặng lẽ kéo xe dọn rác tản đi khắp nơi. Họ âm thầm dọn sạch đường phố, tỉ mẩn nhặt từng cọng rác dính bết vào vỉa hè, lòng đường, để khi bình minh lên là những góc phố tinh tươm, thoáng sạch.

Chị T.T.C (phụ trách quét rác đường Trần Văn Hai, phường Trường Chinh) tâm sự: "Tuy nghề quét rác cực nhọc là vậy, nhưng điều đáng buồn nhất vẫn là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao. Trên nhiều tuyến phố, dù đã đặt các thùng rác, nhưng người dân vẫn thản nhiên chất đống dưới chân thùng. Hoặc, bỏ ven vệ đường trông rất nhếch nhác, mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường”.

Điều mà những công nhân vệ sinh môi trường băn khoăn là, không phải lúc nào, ở đâu, người dân cũng có ý thức bảo vệ môi trường chung, không vứt rác bừa bãi xuống lòng đường, hè phố. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều tự giác giữ gìn môi trường sạch, đẹp thì sẽ góp phần giảm đi bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả cho những công nhân, cho họ được thêm chút thời gian nghỉ ngơi trong công việc không kém phần độc hại này.

Các nữ công nhân có chung tâm sự, rằng tiền bạc thì ai cũng quý, và đã là người lao động thì ai cũng muốn thu nhập cao, muốn chọn một công việc tốt, nhàn hạ, nhưng phải tùy vào điều kiện, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình. Song, điều các chị cần nhắn gửi là, người dân cần ý thức hơn trong việc thu gom rác thải và sự tôn trọng của họ đối với những người làm nghề quét rác như các chị.

Chị L.T.T.L, một công nhân quét dọn rác ở khu vực đường Phan Đình Phùng (phường Quang Trung) chia sẻ: Quả thật, nhiều lúc tôi cũng thấy khó hiểu vì hành vi của một số người dân. Mặc dù xe thu gom rác ngay trước mặt, họ vẫn cứ vô tư ném rác xuống mặt đường. Khi nhắc thì họ to tiếng, nói rằng mình đã đóng tiền thì đổ rác ở đâu chẳng được; còn dọn rác là công việc của các chị; đã lĩnh lương rồi thì phải làm; mà có đổ rác ra thì các bà mới có việc mà làm...

Chuyện chị em làm nghề quét rác bị một số ít người dân nói bóng gió đại loại như "không thể kiếm đâu ra việc làm mới phải đi thu gom rác" cũng không phải là hãn hữu. Song theo các chị, những người dân hiểu và thông cảm và ủng hộ các chị cũng không phải là ít. Điều đó đã tiếp thêm sức mạnh, thôi thúc các chị làm việc tốt hơn.

Cao Cường

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by