• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Nhớ Tết Trung thu xưa

09/09/2022 06:08

Cứ mỗi dịp Tết Trung thu, nghe tiếng trống múa lân, múa rồng: cắc, tùng tùng âm vang là thấy không khí vui vẻ và nhộn nhịp. Trong văn hóa Việt, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, Tết Trung thu từ bao đời nay vẫn là niềm vui của thiếu nhi.

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam ta cũng như nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… có Tết Trung thu. Đúng như tên gọi, Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm giữa mùa thu (âm lịch). Trong ngày Tết Trung thu, ở quê tôi vui nhất là lũ trẻ vì có đêm hội trăng rằm.

Nhớ thời bao cấp, cứ đến đầu tháng Tám, lũ trẻ chúng tôi cứ tính từng ngày để đón Tết Trung thu. Tết Trung thu quê nghèo, người lớn trong  các đội sản xuất của hợp tác xã làm bánh, kẹo để phát đều cho lũ trẻ. Ở nhà, gia đình thường nấu xôi, chè, chưng nải chuối, quả bưởi cúng gia tiên. Còn chúng tôi được dịp ăn bánh, trái cây, vui đùa thỏa thích.

Ngày trước, ở quê được ăn bánh kẹo là sự xa xỉ. Thường chỉ có Tết Trung thu, lũ trẻ chúng tôi có dịp được ăn nhiều bánh kẹo, vui chơi nhảy múa thâu đêm dưới ánh trăng rằm. Và dưới ánh trăng rằm tỏa sáng lung linh, tiết trời tháng tám mát rượi, chúng tôi tụ tập bên đống rơm, cây mít trong vườn, cây đa trước làng để chơi trò kéo co, cắm cờ, bịt mắt bắt dê, bắn bầm, ú tim không biết mệt.

Múa lân. Ảnh: V.N

 

Vui nhất là những đêm trung thu có đội thiếu niên dưới sự hướng dẫn của các đoàn viên, thanh niên trong thôn, xã tổ chức văn nghệ đêm hội trăng rằm. Mới xế chiều, chúng tôi lo đưa bò về chuồng, lo tắm rửa, ăn cơm sớm, gọi nhau í ới để đi vui đêm hội trăng rằm.

Đêm hội trăng rằm do các anh chị lớn tuổi tổ chức có múa lân hay múa rồng, trưng bày đèn lồng 5 cánh hình ngôi sao xanh, đỏ, tím, vàng lấp lánh khoe sắc. Được xem các anh chị lớn tuổi múa lân, múa rồng, diễn kịch, hát dân ca thì năm ấy thật sự là ngày hội của lũ trẻ. Kịch thường diễn về chú Cuội, chị Hằng, hát dân ca là những bài đồng dao vui nhộn. Ngoài việc được xem, chúng tôi còn tự bày thêm trò vui chơi không biết chán.

Tuy nhiên, cuộc vui nào rồi cũng kết thúc. Sau đêm hội trăng rằm, chơi chán chê với chúng bạn cùng trang lứa, về nhà, tôi cũng như anh chị em trong gia đình được cha mẹ dọn chè, xôi cúng gia tiên xong, bày ra mâm và cả nhà cùng nhau ngồi lại quây quần ăn, uống rồi mới đi ngủ. Cha mẹ tôi thường hỏi, năm nay, Tết Trung thu có vui không các con? Mặc dù qua khuôn mặt hớn hở của các con, cha mẹ tôi biết rõ mười mươi là rất vui. Nghe cha mẹ hỏi, anh em chúng tôi thường tranh nhau kể chuyện vui của mình.

Tết Trung thu ở Việt Nam, với lũ trẻ, vui là nhất định rồi (trừ những năm xui xẻo gặp mưa gió). Thường thì vui Tết Trung thu, khuya về tôi thường chìm sâu vào giấc ngủ, thấy mình luôn mỉm cười, có lúc còn cười to. Khi giật mình tỉnh dậy mới biết mình mơ, thường là giấc mơ đẹp với lũ bạn và mong ước Trung thu năm sau sẽ vui hơn nữa.

Thời gian lùi xa, nhưng những kỷ niệm đẹp về Tết Trung thu ở quê một thời vẫn in mãi trong tâm trí tôi. Lũ trẻ chúng tôi khi ấy, nay, có người vẫn ở quê, có người lập nghiệp ở xa. Và dù đi đâu, ở phương trời nào, khi có dịp gặp nhau, chúng tôi thường hay kể về những kỷ niệm xưa, trò chơi ở quê, nhất là các trò chơi trong dịp Tết Trung thu xưa.

Thời gian lùi xa, lũ trẻ chúng tôi đến tuổi trưởng thành. Khi có gia đình, có con nhỏ, dịp Tết Trung thu tôi thường mua bánh trung thu, đèn lồng, rước lân vào nhà cho các cháu vui Trung thu. Ở cơ quan, lãnh đạo cơ quan, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thường tổ chức trung thu cho các cháu. Các cháu được ăn bánh, được mời lên hát, được các cô, chú trong cơ quan biểu dương tinh thần học tập và được xem múa lân, múa rồng trước sân cơ quan. Để ý, tôi thấy các cháu rất vui. Niềm vui trong veo, đẹp như ánh trăng rằm.

Tiếng trống múa lân cắc tùng tùng! Và một Tết Trung thu nữa lại đến. Xã hội phát triển, các cháu thiếu nhi bây giờ có nhiều điều kiện để vui Tết Trung thu hơn xưa. Đồ chơi, bánh kẹo Trung thu đủ loại được bày bán nhiều không chỉ ở phố mà còn ở nhiều miền quê nông thôn. Các món đồ chơi, bánh kẹo trung thu với các cháu thiếu nhi ngày nay không còn là sự xa xỉ, không còn là sự thèm thuồng như lớp thiếu nhi xưa. Tuy nhiên, được phá cỗ Trung thu vẫn luôn là niềm vui của các cháu thiếu nhi!

Và dù xã hội phát triển như thế nào, trong dịp Tết Trung thu, chúng ta nên tổ chức cho các cháu vui chơi, gieo vào lòng các cháu niềm vui và mong ước về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.  

Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by