• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Nhớ lắm Attapư

31/01/2024 06:36

Dù đã không dưới 10 lần đặt chân đến xứ sở Triệu Voi, trong đó có Attapư, tỉnh liền kề với tỉnh Gia Lai, Kon Tum, nhưng mới đây, khi nghe mấy bạn đồng nghiệp rủ nhau tác nghiệp ở nước ngoài một chuyến, tôi không ngần ngại đề xuất nên đi Lào, và nhất định phải ghé Attapư nữa - tất nhiên rồi!

Lần đầu tiên tôi vinh dự được tháp tùng Đoàn cán bộ của tỉnh Gia Lai-Kon Tum do đồng chí Ksor Krơn (Nguyễn Văn Sỹ)- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn sang thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Attapư là đầu năm 1989. Sau hai ngày vật lộn với Quốc lộ 18B, chúng tôi đã có mặt ở thị xã Attapư. Ngày ấy, Attapư còn nghèo, hạ tầng đô thị, dịch vụ và đời sống cư dân nhiều nét gần giống một thị trấn nhỏ vùng xa của tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Nhưng người dân và cán bộ, nhân viên các cơ quan của tỉnh bạn lại rất hiếu khách, chân tình, thân thiện và dễ mến.

Một góc thị trấn Attapư (huyện Samakkhixay, tỉnh Attapư) bên dòng sông Xê Kông. Ảnh: Nguyễn Ban

 

Cũng cần nhắc lại đôi điều về mối quan hệ Việt - Lào vốn có từ xưa đến nay, rằng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam và Lào đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Truyền thống tốt đẹp đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane kính yêu kế thừa, phát huy; đồng thời, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp và nâng lên một tầm cao mới. Để rồi, lịch sử hàng chục năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào đã thực sự trở thành một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, bền vững chưa từng có trong quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới.

Ngay từ sau ngày hai tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Attapư thoát khỏi ách đô hộ ngoại bang, được sự cho phép của hai Đảng, hai Nhà nước, hai tỉnh đã bắt tay cùng đoàn kết, giúp nhau xây dựng quê hương. Gia Lai-Kon Tum khi ấy bộn bề công việc, nào là tập trung giải quyết nạn đói, đau, lạt, mù chữ; xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội nhưng lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ luôn dành một phần lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, vật liệu xây dựng... giúp tỉnh bạn cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Sau khi Quốc lộ 18B thông xe, đã có hàng trăm tấn hàng hóa từ Gia Lai - Kon Tum đến với người dân Attapư; hàng chục cán bộ, chuyên gia đã sang giúp bạn khôi phục, cải tạo, xây dựng trường học, bệnh viện, nhà máy phát điện diezel, trạm truyền thanh. Gia Lai - Kon Tum khi ấy và Gia Lai, Kon Tum ngày nay cũng đã hỗ trợ, đào tạo hàng trăm lưu học sinh Lào cho các ngành như y tế, văn hóa, giáo dục.

Công viên Xaysethathirath (huyện Saysettha, tỉnh Attapư). Ảnh: Nguyễn Ban

 

Sau khi tỉnh Kon Tum thành lập lại, hằng năm lãnh đạo 2 tỉnh Kon Tum và Attapư luôn quan tâm thăm hỏi, ký kết nhiều văn bản thỏa thuận đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh biên giới, thực hiện ngoại giao nhân dân. Bà con hai bên biên giới qua lại thăm thân và mua bán, trao đổi hàng hóa. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y là “điểm nhấn” giao thương qua lại giữa nhân dân hai bên đường biên.

Sau này, qua những chuyến công tác, chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội tỉnh bạn, tôi không khỏi lấy làm tự hào, bởi trong sự phát triển ấy có sự chung tay, góp sức của cấp ủy Đảng, chính quyền của các tỉnh và doanh nghiệp Việt Nam, mà Gia Lai - Kon Tum, sau này là Gia Lai và Kon Tum có phần đóng góp đáng kể. Khẳng định điều đó, chúng tôi xin dẫn lời của Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Attapư Khamphan Phommathath trước đây: “Cơ cấu kinh tế của tỉnh Attapư đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ nông nghiệp đơn thuần sang công nghiệp chế biến, nông nghiệp kỹ thuật cao… nhất là từ khi các nhà đầu tư từ Việt Nam mà đặc biệt nhất là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào các dự án lớn trên nhiều lĩnh vực thuộc địa bàn của tỉnh Attapư”.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được phát triển từ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng, Người cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp; mối quan hệ ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, đã trở thành ngọn cờ dẫn đường và sức mạnh kỳ diệu cho hai dân tộc Việt - Lào kề vai sát cánh đi tới thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, con đường mà Đảng và nhân dân hai nước tự nguyện lựa chọn cho mình.

Giờ đây, khi nhắc nhớ về xứ sở Triệu Voi, nhớ về những chuyến đi, những cuộc thăm hỏi, tiếp xúc thân tình với bạn bè đồng nghiệp trên đất bạn, dù đã lâu, nhưng trong tôi ký ức đẹp ấy cứ hiện về mồn một. Mới đây, qua mạng xã hội, Vanphe Phayam- người đồng nghiệp quê Viêng Chăn làm việc ở Đài Truyền hình Quốc gia Lào nhắn rằng: “Lâu quá rồi không gặp, anh có khỏe không, mà cũng lâu lắm không thấy các bạn đồng nghiệp bên Việt Nam sang với chúng tôi, nhớ Việt Nam, nhớ các bạn lắm!”. Vanphe Phayam có gần chục năm học tập tại các trường ở Việt Nam, anh có thể hát được dân ca Việt Nam, nói chuyện tiếu lâm không khác gì người Việt, những ngày chúng tôi sang học tập và thăm nước Lào, anh làm phiên dịch cho chúng tôi ... Anh nói anh nhớ Việt Nam lắm, chúng tôi, tận đáy lòng mình cũng nhớ xứ sở Lan Xang, nhớ Attapư, nhớ bạn bè đồng nghiệp bên ấy không kém gì bạn đồng nghiệp kia!

Để kết thúc bài viết này, một lần nữa chúng tôi xin khẳng định hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt - Lào anh em là trước sau như một, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đổi mới đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên trường quốc tế. Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc, là quy luật phát triển khách quan và là một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước trong thời kỳ cách mạng mới. Chúng ta, những người cán bộ, đảng viên của hai nước, hai Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào cũng như nhân dân các dân tộc Việt Nam cùng tin tưởng tuyệt đối rằng, với truyền thống đã được thử thách qua lịch sử, với những thành quả có được giữa hai nước, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững!

Đoàn Minh Phụng

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by