• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ngọt ngào đu đủ dây

17/12/2023 06:47

Bổ dưỡng đơn sơ, đồng thời là món ăn vặt dân dã thường nhật không thể không kể đến trái đu đủ dây thơm ngon, lành mát.

Ngày ấy, đu đủ dây được trồng leo giàn trước căn nhà tường thâm mái ngói nâu cũ. Năm nào cũng vậy, khi cơn mưa cuối mùa dùng dằng đi qua, mẹ bắt đầu trộn đất thả giống. Đến cận Tết thì trên cái giàn cột gỗ cây le buộc nối vào nhau thành những ô vuông chắc chắn, đã nhanh chóng tỏa ra từng chiếc ngọn đua mập mạp. Những chiếc lá xanh thẫm to như bàn tay dần che kín mặt giàn.

Mẹ bảo, đu đủ dây không khó trồng, nếu thân gốc của nó được chăm chút kỹ càng từ khi ươm giống. Cây không chịu chỗ ngập trũng, song khi trồng lại được đào hố hơi sâu và chứa vào đó nhiều tro trấu, phân chuồng hoai mục, như là cách dự trữ nguồn dưỡng chất để sinh trưởng khỏe mạnh trong suốt cả chu kỳ. Cây không chịu úng, song phải tưới mát hằng ngày trong cả mùa nắng, mùa khô. Công việc này khá vừa sức nên chị em tôi thường thay nhau, mỗi đứa một hôm đỡ đần cho mẹ.

Thụ phấn cho đu đủ dây. Ảnh: T.N

 

Nghe ra dường rất xa xôi, bởi nguồn gốc cây đu đủ dây tận bên Nam Mỹ, song ngày ấy, khi nhà tôi biết đến thứ trái thơm ngon này, thì mẹ bảo nó đã có mặt khá nhiều tại miền Trung, miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên lân cận. Có nơi quen gọi “dưa gang tây” hay “đu đủ leo”, song xem ra, “đu đủ dây” vẫn cái tên gần gũi. Giàn dây trước nhà, lá che xanh thắm, mát rượi. Giàn dây càng thêm sắc màu và tíu tít bướm ong đi về vào mỗi lúc nở bông.

Vào những lúc ấy, sáng nào không đi học, tôi lại theo mẹ ra giàn để thụ phấn cho cây. “Cái giống này, chỉ trông chờ vào bướm, vào ong thôi chưa đủ, cứ phải có bàn tay người mới có được trái sai ...” - Mẹ thường nhẩn nha giải thích. Những lúc này, mẹ chăm chú lắm. Nhẹ nhàng từng bước, khẽ khàng từng động tác tay. Từ mỗi chiếc nụ chum chúm chừng ngón tay cái nơi nách lá, khi bông đu đủ dây nở ra, là bung thành cả chùm hoa tím thẫm. Trông như chiếc ô-doa dốc ngược, từng chiếc bông tím được mẹ dùng tay phết nhẹ vào chỗ phấn vàng vàng trên những tia cánh rồi chấm vào bên trong cái nhụy màu trắng nằm sát cuống hoa.

Mẹ thật mát tay, nên hầu như tất cả các bông được “chấm” phấn hoa, đều thành hình thành trái. Cũng bởi hoa ngọt, hoa thơm nên ong bướm rủ nhau, sáng nào cũng vờn, cũng đậu. Để tránh bị chích bị châm, mỗi trái dù hẵng còn non cũng đều được mẹ cho mặc “áo tơi”, tức là một túi nilon rỗng đầu để mà “phòng vệ”.

Cũng nhờ mẹ thật mát tay, nên cả giàn đu đủ dây leo, từng đợt từng đợt theo nhau, bông tím được thụ phấn hoa đều thành trái nhỏ. Trái bé từng ngày lớn lên, đến khi chật căng chiếc bì được bao quanh nó. Dầu nắng dầu mưa, nó vẫn an toàn. Khi trái hình trụ dài bầu thon hai đầu đã chật căng và phần bụng trái ngả màu ửng vàng, là đến hồi thu hoạch.

Quả đu đủ dây. Ảnh: TN

 

Trong khi bông tím nở bung, giàn đu đủ dây tỏa ra mùi hương hoi hoi, ngai ngái; thì lúc chín, những trái đu đủ dây tròn căng thân mềm lại mang đến mùi thơm thơm, dìu dịu rất riêng.

Trái xanh có thể gọt vỏ, nấu canh giống như bí đỏ, bí xanh, song mẹ chẳng bao giờ tranh thủ tận thu, bởi mẹ bảo cứ dành cho nó chín dây, thêm nhiều bổ dưỡng.

Để cho các con mỗi đứa một ly sinh tố từ đu đủ dây thật ngon, mẹ cũng tự tay làm. Ấy là, khi mỗi trái chín mềm được bổ đôi theo chiều dọc, rất dễ dàng tách ra phần ruột (gồm chi chít các hạt chín được bao bọc bởi lớp thịt hạt trong suốt và hơi nhầy như một thứ keo dính). Kế đó, phần thịt của trái được dùng muỗng lấy ra giữa lớp vỏ ngoài của trái và lớp vỏ trong vốn bao bọc kín phần ruột.

Ruột đu đủ dây ngòn ngọt, chua chua và có mùi thơm dịu được trộn với phần thịt bở của trái thành món ngon thanh mát, chứa nhiều khoáng chất và vitamin, tác dụng hoạt huyết, khỏe tim, hỗ trợ ổn định thần kinh. Càng thơm ngon và độc đáo hơn, khi nguyên chất ấy từ đu đủ dây được thêm vào vài nhúm đường kính trắng hay ít sữa đặc ngọt the.

Năm tháng đi qua. Nếp nhà xưa giờ không còn nữa, nhưng đu đủ giàn xanh thì mẹ vẫn trồng chăm bên mé sau vườn. Vẫn xanh lá, trái sai, bướm ong đến đậu. Mỗi mùa chín ngọt ngào, mẹ lại để dành cho các cháu, các con.      

Thanh Như

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by