• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Nghĩ về hạnh phúc

09/03/2022 06:24

Ngày 8/3, như mọi ngày, Lan thức dậy dọn hàng từ 5 giờ sáng. Con phố còn vắng tanh, chỉ loáng thoáng bóng người đi bộ và những bà, những chị dọn hàng sớm bên phía chợ Võ Lâm.

Chồng cô còn dậy sớm hơn. Từ 4 giờ anh đã nổ máy xe chạy ra khỏi nhà. Hôm nay là ngày đầu tiên anh theo bạn thợ lên nhận việc tại một công trình thủy điện ở Kon Rẫy.

“Nghe nói công việc tuy có nặng nhọc, nhưng tiền công khá. Thời buổi khó khăn vì dịch bệnh, kiếm được việc làm có thu nhập như vậy không dễ”- anh an ủi, khi cô tỏ ra lo lắng vì công việc nặng nề, lại ở xa nhà.

Vốn là công nhân một nhà máy gạch, nhưng hơn 1 năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, tồn đọng nhiều, dù đã rất cố gắng, nhưng chủ nhà mày đành phải cắt giảm phần lớn nhân công. Chồng Lan nghỉ từ đó.

Trong thời gian qua, anh làm đủ thứ việc, chỉ cần có người gọi là đi, thu nhập bấp bênh, cuộc sống cả nhà chủ yếu dựa vào thu nhập từ quầy hàng bán trái cây của Lan, vốn cũng chẳng khá khẩm gì mấy, vì dịch bệnh.

Gọi là quầy hàng cho oách, chứ đó chỉ là một cái xe đẩy được đặt trên vỉa hè. Bên trên là một cây dù cỡ lớn để che nắng che mưa. Chiếc ghế xếp đặt bên cạnh, vừa là ghế ngồi, vừa là giường để ngả lưng buổi trưa.

Quầy hàng đặt trước một căn biệt thự rộng đẹp trên đường Trần Phú, đối diện chợ Võ Lâm. Chủ căn biệt thự cũng tốt bụng, do không ở nên cho cô mượn hẳn chìa khóa cổng để hàng ngày, khi nghỉ bán cô đẩy xe hàng vào gửi nhờ trong sân.

Đây là chủ mới. Chủ cũ từng là một đại gia buôn bán nông sản có tiếng, sau làm ăn thua lỗ, phải sang căn biệt thự trả nợ, giờ phiêu bạt ở đâu không rõ. Những lúc vắng khách, cô thường ngắm hàng sứ cổ thụ nở hoa trắng sân mà than thở: Nghèo như mình mà lại yên.

Sau khi bày hàng xong, còn sớm lắm, sẽ chưa có ai mua hàng giờ này, cô sẽ lướt face book trên cái điện thoại đã nứt màn hình. Đó cũng là thói quen, là niềm vui của chị em buôn bán nhỏ như Lan.

Nhờ đó mà cô biết xã hội có quá nhiều chuyện kỳ lạ, chủ yếu là những chuyện tầm phào, không liên quan đến hũ gạo, nồi cơm nhà mình, ấy vậy mà khiến ta bận tâm, khiến ta tò mò. “Không có nó thì buồn chết”- cô kết luận.

Là chỗ quen biết, tôi dừng xe đèn đỏ, tiện thể hỏi với: Hôm nay mùng 8/3, có gì vui không cô Lan ơi? Mùng 8/3 ấy à, có khác gì ngày thường hả anh. Không thể nghỉ bán được- cô nói.

Rồi thừ người ra, lẩm bẩm “không biết giờ này ổng đã lên đến nơi làm chưa”. Ai vậy? Tôi tò mò. “Chồng em chứ ai. Em kêu từ từ hãy đi, mà không chịu. Sợ đến trễ, người ta không nhận”- Lan nói.

Lấy chồng gần 10 năm, có hai con rồi, Lan chưa bao giờ được chồng tặng cho thứ gì. Mà cô cũng chẳng cần, chỉ là mong sao có sức khỏe để bán hàng mỗi ngày; con cái khỏe mạnh; chồng chí thú làm ăn, không cờ bạc, rượu chè là hạnh phúc rồi.

Chị em buôn thúng bán bưng ở chợ Võ Lâm này ai chả thế. Cuộc mưu sinh vốn vất vả, kiếm đủ tiền nuôi con cái ăn học, có thêm chút đỉnh dành dụm phòng khi ốm đau là tốt rồi. Còn lại, cứ lạc quan, vui vẻ mà sống thôi.

Cô tặc lưỡi: Sao có nhiều người giàu thế không biết. Đây này, trên facebook nói đây. Một người đàn ông làm một bó hoa đính hẳn 100 cây vàng (trị giá tới hơn 7 tỷ đồng) để tặng người thân.

Chết, chút quên- Lan chợt đứng bật dậy chạy vào bê thùng nước có mấy bó hoa hồng ra đặt phía trước.

Ngày thường, cô chỉ bán trái cây, nhưng ngày lễ, như 8/3 này chẳng hạn, cô lấy thêm hoa hồng về, tự tay bó giấy bóng kính thành từng bó, 3 bông, 5 bông, 7 bông hoặc nhiều hơn nếu được yêu cầu.

Món quà ý nghĩa nhất trong ngày 8/3 với chị em buôn bán nhỏ là bán được nhiều hàng hơn. Ảnh: HL

 

Khách hàng của cô chủ yếu là những người “nghèo như mình”, muốn đem lại những giây phút lãng mạn hiếm hoi cho người phụ nữ trong nhà sau những ngày vất vả. Chứ người có điều kiện thì sẽ tìm đến các cửa hàng hoa tươi, hoặc những điểm chuyên bán hoa dọc đường, với những bó hoa được bó thật đẹp, thật cầu kỳ. 

Năm nay không biết thế nào, chứ năm ngoái, em bán hết sạch. Dành lại được một bó nhỏ, định tối đem về cắm cho có không khí ngày 8/3, nhưng có một em thợ sơn đi làm về muộn, cứ năm nỉ mãi, thế là em tặng luôn. Thôi thì cũng là chúc vợ chồng chú ấy hạnh phúc- Lan cười.

Tôi chạy xe dọc đường Trần Phú. Có nhiều người bày bán hoa trên vỉa hè, chủ yếu là phụ nữ, làm cả đoạn đường trở nên rực rỡ. Một hình ảnh quen thuộc của những tuyến đường lớn ở thành phố Kon Tum trong các dịp lễ như 14/2- lễ tình nhân, 8/3, 20/10.

Trong số họ, có bao nhiêu người không có nổi một bó hoa cho riêng mình trong ngày lễ? Có bao nhiêu người đem bó hoa còn dư về, nâng niu cắm vào chai nước suối để có cái gọi là “mừng ngày của chị em” như Lan?

Tôi không biết!

Nhưng tôi biết chắc rằng, trong ngày hôm nay, đối với họ, hạnh phúc chính là không còn dư bó hoa nào.

Giây phút ấy tôi nghĩ, sau những vất vả, Lan là người hạnh phúc.  

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by