• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ngày mới ở Đăk Long

01/04/2023 06:27

Cuối tháng 3 trời nắng như đổ lửa. Chúng tôi tìm về các thôn Dục Lang, Pêng Plong, Vai Trang của xã Đăk Long (huyện Đăk Glei). Trước mắt chúng tôi là những vườn cây xanh mướt, bình yên, những ngôi nhà khang trang ẩn mình dưới những ngọn đồi xanh ngút ngàn.

Mấy ai biết rằng, những năm trước, cả đàn ông và phụ nữ ở xã Đăk Long thường xuyên uống rượu. Nhiều người lấy rượu làm “thú tiêu khiển”, họ uống rượu từ sáng sớm tinh mơ đến tận đêm khuya.

Biết chúng tôi ghé thăm, Chủ tịch UBND xã Đăk Long Huỳnh Ngọc Ly rất vui. Ông kể cho chúng tôi về những chuyện mà ông và đội ngũ cán bộ ở đây kiên trì giúp người dân thoát khỏi “con ma men”, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống mới.

Ông Huỳnh Ngọc Ly cho biết: Xã Đăk Long hiện có đến hơn 90% dân số là người DTTS. Toàn xã có hơn 1.500 hộ với trên 6.300 nhân khẩu. Trước đây, xã được nhiều người biết đến bởi sự tồn tại của các tập tục lạc hậu, nhất là hủ tục táng treo tồn tại dai dẳng trong cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của người dân và nhiều hệ lụy khác. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, hủ tục này đã được xóa bỏ từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, đời sống của đại đa số người dân ở xã Đăk Long vẫn gặp nhiều khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu; trong đó có nguyên nhân từ việc nhiều người trong cộng đồng uống rượu, thậm chí là nghiện rượu, lười lao động.

Thu nhập bình quân đầu người xã Đăk Long năm 2022 đạt trên 28 triệu đồng. Ảnh: BC


Trước thực trạng trên, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội của xã Đăk Long phối hợp với các đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn quyết liệt vào cuộc, cùng với chức sắc, già làng, người có uy tín tại các thôn làng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các hương ước, quy ước; xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới hỏi không yêu cầu củi hứa hôn nhiều; ma chay không tụ tập uống rượu; tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, mạnh dạn đưa cây, con mới năng suất cao vào canh tác. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách chi tiêu hợp lý; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng rượu, bia có chừng mực, đúng nơi, đúng chỗ, chăm lo cho con cái học hành, xây dựng gia đình hạnh phúc. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, nhờ kiên trì đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích của cán bộ địa phương, dần dà người dân hiểu được tác hại của rượu, bia nên đã nói không với bia, rượu; chỉ dùng rượu, bia khi gia đình có giỗ, cúng, tiệc, nhưng uống rất chừng mực.

Đưa chúng tôi đi một vòng quanh xã, Chủ tịch UBND xã Huỳnh Ngọc Ly cho biết, thời điểm này, người dân ở nhà hiếm lắm. Mùa này, người thì đi đốt rẫy, người thì vào rừng kiếm mật ong, nấm hoặc những loại thảo dược quý. Người dân ai cũng ham làm, nhờ vậy kinh tế hộ gia đình khấm khá dần, trẻ em được cha mẹ chăm chút học hành tiến bộ hơn.

Dừng chân trước ngôi nhà vừa được xây mới khang trang của chị Y Ver, người phụ nữ này chia sẻ niềm vui: Trước đây, vợ chồng tôi thường xảy ra lục đục, hôn nhân bên bờ vực thẳm, cũng chỉ vì chồng thường xuyên uống rượu, không chịu làm nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Nhưng mọi việc giờ đã khác, chồng tôi đã cai nghiện được rượu, bia, chí thú làm, gia đình đã dần thoát được nghèo. Vợ chồng tôi mạnh dạn vay 40 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội cùng số tiền dành dụm từ bán mì, cà phê và bò xây được ngôi nhà khang trang và sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình.

Ngoài việc chăm sóc mì, cà phê của gia đình, những lúc rảnh rỗi, chồng chị Y Ver còn đi làm thuê, vào rừng tìm mật ong, nấm, thảo dược, phong lan để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Ông Huỳnh Ngọc Ly phấn khởi cho biết thêm: Hầu hết người dân trong xã Đăk Long đã “đoạn tuyệt” với rượu, bia. Cánh đàn ông chỉ uống bia rượu khi gia đình, xóm làng có cúng, giỗ, tiệc nhưng rất chừng mực, không còn tình trạng uống quá chén, say xỉn như trước đây. Hộ nghèo của xã giảm nhanh qua từng năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2022 trên 28 triệu đồng.

Đăk Long ngày mới đã vắng bóng “ma men”. Người dân trong xã đã biết chăm lo phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Bảo Châu

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by