• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ngày khai giảng

06/09/2022 05:41

Dù ai đó nói, ngày khai giảng bây giờ không còn có giá trị là ngày đầu tiên trẻ đến trường, không còn có ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa, thì tôi vẫn thấy niềm vui trong mắt con trẻ khi nghe tiếng trống khai trường.

Lễ khai giảng vẫn là một sự kiện ý nghĩa. Ảnh: HL

 

Sáng 5/9, tôi đã được nhìn, được hòa vào không khí tưng bừng, rộn rã của lễ khai giảng. Điều mà năm ngoái không có được, vì dịch bệnh.

Không, nên nói là không khí rộn rã ấy bắt đầu từ mấy ngày nay, ngay tại con hẻm nhỏ tôi ở. Dù đã đến trường từ cuối tháng 8, nhưng lũ trẻ vẫn cứ háo hức, cứ chộn rộn chờ đến ngày khai giảng. 

Và sáng nay, không cần bố mẹ gọi, chúng tự thức dậy sớm hơn, gọi nhau í ới, xúng xính trong đồng phục mới tinh, giục bố mẹ chở đến trường.

Nhìn cảnh ấy, tôi lại nhớ đến lễ khai giảng năm ngoái. Không có xe cộ ngược xuôi; cổng trường không ồn ào, tấp nập con trẻ cầm cờ hoa, chỉ có cảnh nhà trường cửa đóng then cài. Sân trường trải đầy nắng vàng, nhưng vắng lặng, chỉ có tiếng gió thu thổi lá khô xào xạc.

Năm ngoái, con trẻ cứ băn khoăn mặc đồng phục mới vào rồi lại thay ra vì không biết tựu trường online thì có mặc đồng phục mới hay chưa? Sau đó luyến tiếc treo vào tủ, và cứ thế nằm im cho đến gần hết năm học.

Lễ khai giảng năm ngoái, với xóm tôi cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Có một gia đình, chồng là bộ đội, vợ là bác sĩ, 2 con học tiểu học. Khi các cháu chuẩn bị bước vào năm học mới thì mẹ đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến; bố làm việc ở khu cách ly. Thế là cả xóm quyết định tổ chức lễ khai giảng online chung.

Nhưng chính những khó khăn ấy đã trở thành động lực để chúng ta chiến thắng đại dịch Covid-19. Với sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của tỉnh, của các ngành chức năng, sự nỗ lực của toàn dân, cuộc sống đã trở lại trạng thái bình thường mới.

Để tiếng trống trường lại vang lên, kiêu hãnh và tự hào, dìu bước cho hơn 166.300 học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên hành trình tìm tri thức mới.

Nghe tiếng trống khai giảng càng thêm vững tin, với sự nỗ lực của toàn xã hội và mỗi gia đình, chúng ta sẽ có một năm học thành công.

Nghe tiếng trống khai giảng, tôi lại nhớ ngày này tháng Chín năm xưa, bố dậy thật sớm, dắt tôi đi trên con đường làng khấp khểnh vết chân trâu đến trường trong niềm vui đón năm học mới.

Ngày ấy, lễ khai giảng không có bóng bay, nhiều học trò mặc quần áo cũ. Trước ngày khai giảng cả nửa tháng, cô trò cùng nhau đến trường để lao động, dọn dẹp phòng học, nhận lớp, nhận cô.

Buổi khai giảng được tổ chức đơn giản, gọn gàng mà trang trọng, với lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm vào một khung giờ được định sẵn trên toàn quốc. Thầy hiệu trưởng đáng kính, với dáng người gầy gò, với mái tóc hoa râm, áo sơ mi đã bạc màu, đọc thư của Chủ tịch nước gửi thầy và trò cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới.   

Còn học sinh chúng tôi, với khăn quàng đỏ trên vai, mắt nhìn cờ Tổ quốc, sau khi hát Quốc ca to nhất có thể, thì hân hoan lắng nghe. Thỉnh thoảng lén lút chọc ghẹo nhau mỗi khi cô giáo chủ nhiệm không để ý.

Và xúc động nhất là khi thầy hiệu trưởng đánh hồi trống chính thức khai giảng năm học mới. Từng tiếng trống thúc giục học trò cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt.

Ai đó sẽ nói ngày khai giảng bây giờ không còn có giá trị là ngày đầu tiên trẻ đến trường, không còn có ý nghĩa thực sự như ngày xưa nữa, mà ngày càng rình rang, hình thức.

Đó là quyền của họ, riêng tôi thì nghĩ, ngày này vẫn cần thiết. Trước hết, đó là ngày toàn dân đưa trẻ đi học, và sau đó là dịp để bọn trẻ ăn mặc đẹp, các trường tổ chức hoành tráng, cha mẹ các cháu và chính các cháu cảm thấy sung sướng, vì được đến trường.

Đặc biệt, tôi vẫn thấy niềm vui trong mắt con trẻ khi nghe tiếng trống khai trường.

Cũng sẽ có người nói, nếu chỉ vì như thế, ngày khai giảng cũng chẳng còn giá trị thực tiễn nữa, một khi người ta có thể cho trẻ mặc đẹp hàng ngày, chụp ảnh chúng rồi post lên mạng khi nào mình thích.

Nhưng nếu như vậy, sao những cô bé, cậu bé xóm tôi vẫn rất háo hức mong chờ sáng 5/9? Sốt ruột đếm từng ngày để đến ngày khai giảng?

Sao cô bé Bơ hàng xóm dễ thương của tôi suốt mấy ngày qua cứ nâng niu những cây bút xinh xinh, những quyển sách mới còn thơm mùi mực, và thắc mắc với mẹ rằng “sao lâu đến ngày khai giảng vậy”.

Có phải bé không được mặc đẹp hàng ngày? Không được chụp ảnh rồi post lên mạng bất cứ khi nào thích?

Tất nhiên là không phải rồi.

Mà vì bé vẫn thích, vẫn thèm được dự lễ khai giảng. Bé vẫn nhất quyết cho rằng, tuy đến trường mấy ngày rồi, nhưng chưa dự lễ khai giảng thì chưa phải là năm học mới.

Năm ngoái, cả nước phải tổ chức khai giảng online, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 căng thẳng. Tôi, và tin rằng có biết bao người, đã xúc động khi nhìn các em học sinh trang phục chỉnh tề, thắt khăn quàng đỏ, đứng trước màn hình tivi hay máy tính chào cờ, sau đó ngồi dự lễ trực tuyến.

Điều đó cho thấy, lễ khai giảng vẫn là một sự kiện ý nghĩa, không chỉ với học sinh, mà còn với người lớn.

Tất nhiên, tôi không cổ súy cho một lễ khai giảng rình rang, rườm rà; để đọc diễn văn và hứa hẹn thành tích; để quay phim chụp ảnh.

Những việc làm ấy không quyết định đến chất lượng dạy và học. Cũng không thúc đẩy, khơi gợi sự ham học hay tình yêu trường lớp của con trẻ. Chỉ có chăng là sự mệt mỏi!

Từng có nhiều năm, lễ khai giảng bị phụ huynh “ý kiến” vì kéo dài lê thê cả sáng, trẻ con đội nắng, đội mưa nghe diễn văn mà không biết ai đọc; vỗ tay theo tiếng kèn, tiếng trống mà không biết vì sao vỗ.

Chính vì vậy, tôi hết sức ủng hộ một ngày khai giảng giản dị, không làm gì to tát, không diễn văn, không báo cáo thành tích và hứa hẹn.

Sau vài lời phát biểu, khích lệ ngắn gọn, hãy cùng bước vào năm học mới với đầy đủ cảm xúc.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by