• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Ngày giải phóng

16/03/2025 13:26

Sáng tháng Ba, tôi hòa vào dòng người xe tấp nập trên phố! Phố phường lại rực đỏ màu cờ Tổ quốc đón chào ngày 16/3, một ngày có vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển của Kon Tum: Ngày giải phóng.

Tôi không biết trong ngày này, có bao nhiêu lá cờ mới được treo lên trên khắp quê hương Kon Tum. Nhưng tôi biết, 50 năm qua, những ngày tháng Ba, từ phố thị đến nông thôn, biên giới, từ công sở, trường học đến mỗi ngôi nhà luôn rực rỡ màu cờ đỏ sao vàng mừng ngày giải phóng. 

Mỗi ngày 16/3 qua đi, lòng người Kon Tum thêm tự hào về truyền thống và thêm vững tin vào tương lai.

50 năm trước, đầu tháng 3/1975, khi tiếng súng tấn công địch rộ lên khắp Mặt trận Tây Nguyên, ở tỉnh Kon Tum, các lực lượng vũ trang của tỉnh và quân chủ lực (Sư đoàn 968) cũng đánh vào các khu quân sự và khu kho trong thị xã Kon Tum.

Từ ngày 10/3, các lực lượng của tỉnh (gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 4 đại đội độc lập, 6 đại đội của huyện, 2 đại đội thị xã, 1 đại đội an ninh vũ trang, 200 du kích của các xã) phối hợp với một bộ phận quân chủ lực (Sư đoàn 968) tiếp tục tấn công mạnh mẽ ở các hướng, ép sát thị xã Kon Tum.

Cờ Tổ quốc tung bay mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh. Ảnh: HL

 

Trưa 16/3/1975, các lực lượng của ta từ các hướng tiến vào thị xã Kon Tum, chiếm lĩnh và làm chủ các khu vực quân sự và chính trị trọng yếu. Đêm 16/3, ta tiêu diệt tất cả các ổ đề kháng cuối cùng của địch, nhanh chóng chiếm toàn bộ thị xã. Cờ giải phóng tung bay trên khắp các nẻo đường.

Để tiến vào giải phóng thị xã Kon Tum, đến với chiến thắng 16/3/1975, các lực lượng ta đã vượt qua bao nhiêu cung đường, qua bao giới hạn, qua bao địa hình, qua bao gian lao, từ căn cứ tới chiến trường, từ vùng ven vào thị xã.

Trong những trận đánh ác liệt ấy, biết bao người đã ngã xuống, bao người đã để lại một phần thân thể, mang trên người vết thương “cứ trở gió lại đau nhức nhối”. Có nhiều liệt sĩ đã được đón về quê hương, nhưng cũng còn không ít người còn nằm lại nơi núi rừng, thân xác gửi lòng đất mẹ.

Tất cả vì sự trọn vẹn của non sông, vì Tổ quốc thiêng liêng!

Kể cả sau ngày giải phóng, vẫn có những mất mát, hy sinh. Ấy là khi ta phải nhanh chóng phát hiện, tổ chức truy quét tàn quân địch còn ẩn náu; truy quét bọn phản động FULRO; trừng trị bọn chống đối phá hoại, bảo đảm an ninh trật tự.

Để từ đó, mỗi tháng Ba về, người người, nhà nhà hân hoan mừng ngày giải phóng. Nắng và gió rì rào hát bản trường ca tháng Ba hùng tráng, như đã hát trong 50 năm qua.

Để sáng tháng Ba này, tôi ngắm mãi hình ảnh những người lính già run run thắp nén nhang thơm trong Nghĩa trang liệt sĩ. Những chàng trai, cô gái tuổi mười chín đôi mươi cũng kính cẩn thắp nén nhang thơm lên lư hương, sau đó cùng nhau thắp lên những ngọn nến hồng.

Có những đôi mắt ướt nước. Có những đôi mắt ánh lên ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ!

Thắp nến tri ân. Ảnh: HL

 

Không biết họ có giống tôi. Đi dưới cờ Tổ quốc, như nghe thấy bước chân thần tốc của cha anh mình từ những cánh rừng xốc tới giải phóng Kon Tum trong Chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975.

Không biết họ có giống tôi. Trong làn khói hương, như thấy một thời khói lửa vọng về; những chiến sĩ trẻ măng, kiên cường, dũng mãnh xung phong trong những đợt bom bầy pháo chụp rung chuyển núi rừng.

Như nghe tiếng chày giã gạo thâu đêm suốt sáng để nuôi bộ đội của nhân dân vùng căn cứ, vùng giải phóng. Như thấy người mẹ Ba Na, Xơ Đăng “tay cầm khẩu súng, phía trước địu con, sau lưng cõng đạn” trong đoàn dân công hướng về tiền tuyến.

Và như thấy từng đoàn người, trong trang phục đủ sắc màu dân tộc, tay bám cây rừng, chân bấm đất sỏi, ngày qua ngày vượt núi trèo đèo cõng gạo, gùi đạn phục vụ chiến dịch.

Nhưng tôi tin một điều, những ngọn nến, những nén nhang tri ân hôm nay đều có chung ý nghĩa: Nhân dân ta, Tổ quốc ta đời đời ghi ơn những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, thống nhất. Và ngày giải phóng luôn là niềm tự hào bất diệt.

Chúng ta có rất nhiều bài học lịch sử cần ghi nhớ. Một trong những bài học lớn mà con cháu không chỉ phải nhớ mà cần thuộc làu, là mọi chiến thắng đều phải chịu rất nhiều mất mát, hy sinh.

Chỉ cần đọc qua lịch sử hình thành nên mảnh đất hình chữ S, sẽ thấy điều đặc biệt là phần lớn lịch sử ấy gắn với các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Để tồn tại như một quốc gia, người Việt đã chiến đấu ròng rã hàng nghìn năm trời, ngay trên mảnh đất của mình.

Ký ức chiến tranh còn rõ lắm, nhưng không phải để đau thương, mà để nhắc nhớ rằng: Nơi đây, máu của cha anh đã đổ, rất nhiều, để hôm qua, hôm nay và mãi về sau luôn tươi thắm nụ cười.

Đó chính là giá trị của sự hy sinh!

Được sống trong một đất nước tự do, yên bình, ấm no là hạnh phúc lớn lao mà mỗi chúng ta phải trân trọng và gìn giữ!

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hơn ai hết, tuổi trẻ hôm nay phải tiên phong thực hiện việc gìn giữ và phát huy tối đa giá trị lịch sử của chiến thắng 16/3 bất diệt.

Đặc biệt, trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, thế hệ trẻ cần trang bị cho mình một kiến thức chuyên môn phù hợp, nền tảng đạo đức tốt đẹp, kỹ năng sống và bản lĩnh chính trị vững vàng để có thể chủ động lập thân, lập nghiệp thành công, vươn lên trong cuộc sống.

Đó cũng là cách chúng ta kỷ niệm ngày chiến thắng 16/3 một cách thiết thực nhất!

Chặng đường phía trước thật thênh thang rộng mở, song cũng không ít khó khăn. Tuy nhiên, có mưa gió bão bùng nhưng sau đó là nắng vàng rực rỡ và tương lai vẫy gọi.

Bao thế hệ cha anh đã cống hiến, đã hy sinh đời mình với sứ mệnh vì độc lập tự do. Nhiệm vụ của  chúng ta và những thế hệ tiếp theo là viết nên câu chuyện về một Kon Tum giàu mạnh.

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by