• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Măng le gửi xuống làm quà

19/01/2023 14:18

Con nhớ mua ít măng khô gửi về nhé - mới nhấc máy, mẹ đã rổn rảng dặn. Phần để nhà mình dùng mấy ngày Tết, phần mẹ để làm quà. Hôm rồi, mấy cô trong xóm đã dặn mẹ nhớ nhắc con gửi măng khô Kon Tum. Thành quen rồi, Tết tới, thiếu gì thì thiếu chứ không nhà nào thiếu nồi chân giò hầm măng khô con gởi về đấy.

Nghe mẹ dặn mà mừng. Mừng cho sợi dây nghĩa tình xóm làng ở quê nhà bền chặt. Mừng cho sản vật núi rừng Kon Tum nức tiếng mà người gần, người xa đều biết. Dạ vâng rối rít, tôi liền tự hào kể cho mẹ nghe về măng khô - lộc của núi rừng. Nơi vùng đất bazan con đang sinh sống đây, họ tre nứa, nhất là cây le có sức sống dẻo dai đến lạ kỳ. Chỉ cần nơi nào có khoảnh đất trống, dẫu cằn cỗi bao nhiêu đi nữa, họ nhà le vẫn bén rễ sâu vào lòng đất hút dưỡng chất đất núi đất rừng, hút sương sa, khí trời của vùng đất Kon Tum để cùng nhau đùm bọc, cùng nhau vươn mình trỗi dậy từng ngày. Chỉ cần những cơn mưa kéo dài nhiều ngày làm ẩm ướt những cánh rừng, những cây le mùa khô xơ xác lại trở nên mơn mởn, từ các thân le già nhú lên những chồi măng mập mạp, tràn đầy sức sống. Người làng lại chộn rộn, tay cầm dao, tay vít gùi đi hái măng rừng.

Tết về, góc bếp mỗi nhà luôn có sẵn những bì măng khô. Ảnh: NP 

 

Bữa cơm ngày mưa ở vùng núi ấm áp hẳn lên bởi những món ăn chế biến từ măng. Nào là măng chua, măng luộc, măng nấu canh cá suối, măng kho cá nục hấp. Món nào cũng ngon, cũng nồng nồng, ngòn ngọt mùi măng. Ai ăn cũng tấm tắc khen sao măng lại khéo chiều lòng người Kon Tum đến thế. Lộc rừng nhiều, bà con phơi khô dùng dần quanh năm. Mềm và ngon từ gốc đến ngọn, ai ăn một lần đều mãi luyến lưu. Trong những món quà gửi về phương xa, người Kon Tum đều gói ghém thêm cân măng trong đó. Hữu xạ tự nhiên hương, măng khô trở thành đặc sản mà người gần, người xa luôn nhớ đến. Măng khô Kon Tum giờ đây còn trở thành sản phẩm OCOP, đưa vào bán ở các siêu thị, cửa hàng và nghiễm nhiên trở thành món quà quý giá mỗi dịp Tết về đó mẹ à.

Mẹ thì kể, trong xóm mình ai cũng bảo ngày Tết, có ít măng khô con gởi làm quà, chế biến được bao nhiêu là món ngon. Trước Tết, thể nào cũng làm nồi bún ngan. Gì thì gì nấu bún ngan mà thiếu măng thì chẳng thể nào trọn vị. Ngan chặt miếng vừa ăn hầm cùng măng khô xé nhỏ. Trời ngày Tết ở quê mình mưa rét, có tô bún ngan nấu với măng, ăn kèm rau sống, bỏ thêm tí nước mắm gừng cay cay thì đúng chẳng còn gì bằng.

Vừa xong món bún ngan nấu măng, ngày 30 Tết, mẹ nấu nồi chân giò hầm măng để ăn dần mấy ngày Tết. Từng khoanh giò trắng đục, từng miếng măng thon dài như lưỡi lợn cùng thấm gia vị đậm đà, sần sật, mềm mềm, beo béo. Mấy ngày Tết, cả nhà bận đi thăm bà con lối xóm, hay có khách đến ăn cùng bữa cơm, có tô chân giò hầm măng chuẩn bị sẵn sàng, chỉ cần hâm nóng là có dùng, tiện lắm. Măng vừa ăn, ngon ngọt, ai nấy lại dặn dò, Tết sau nhớ dặn con mua thêm măng nhé.

 Mâm cỗ hôm tất niên mẹ còn xé nhỏ măng ra nấu lẫn với miến. Từng sợi miến, từng miếng gà xé trăng trắng xen lẫn với từng sợi măng vàng vàng, phía trên rắc thêm ít hành lá màu xanh xanh trông thật bắt mắt, dẫu có kén ăn đến cỡ nào cũng cảm thấy vừa lòng. Có đợt mẹ còn làm siêng, thêm món gỏi măng khô với gà. Măng khô, thịt gà mẹ đều xé nhỏ. Thêm tí rau thơm, đậu phộng, chanh, tỏi, ớt và chút gia vị, vậy là có dĩa gỏi măng khô gà xé trong bữa cơm đoàn viên ngày Tết đó.

Chỉ mới nghe mẹ kể thôi mà sao nhớ lắm những bữa cơm quê nhà ngày Tết. Mà mẹ dặn là phải làm liền. Phải chọn kĩ một chút, măng khô phải vàng đều, từng miếng thon dài để khi luộc lên thì mềm từ gốc đến ngọn. Cũng đúng thôi, quà phương xa gửi về, phải ngon, phải là cái gì đó rất riêng của Kon Tum chứ. Ngoài cà phê nức tiếng của vùng đất đỏ bazan, phải có ít măng khô nữa. Chẳng phải, ai là người Kon Tum và cả ai từng biết đến Kon Tum mà chẳng thương, chẳng nhớ, chẳng tự hào về những mùa măng. Chẳng phải cha ông ta đã có câu “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên” hay sao.

Nghĩ vậy, tôi liền gói ghém, sắp xếp gọn gàng những bì măng khô chứa chan ân tình. Ngày mai thôi, trên những chuyến xe, bên những bì tiêu rừng, những gói cà phê, những cân sâm dây khô, những bì măng khô trở thành món quà Tết của vùng núi rừng Kon Tum mang đi muôn phương. Như cảm nhận rõ niềm vui hân hoan của người nhận, như thấy rõ không khí ấm áp bên những mâm cơm ngày Tết với những món ăn đậm vị măng rừng nơi quê nhà, bất giác tôi mỉm cười, tiếp tục nhanh tay gói gói ghém ghém những bì “măng le gửi xuống”…

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by