• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Lặng lẽ mưu sinh trong đêm giao thừa

16/02/2018 18:06

Trong đêm giao thừa, khắp các ngả đường, các điểm vui chơi công cộng của thành phố Kon Tum tấp nập người đi chơi, đi dạo, đi xem bắn pháo hoa... Trong sự nhộn nhịp ấy, đâu đó trên khắp những con đường, góc phố có những người lặng lẽ mưu sinh với mong muốn kiếm thêm ít tiền để trang trải cho cuộc sống.

Quảng trường 16/3 đêm Giao thừa thu hút rất đông người dân của thành phố Kon Tum tập trung về đây để xem pháo hoa, chào đón năm mới. Trong dòng người tấp nập, những người bán bóng bay, kem bông, đồ chơi trẻ em, nước ngọt... lặng lẽ tìm cho mình những chỗ đứng phù hợp để bán hàng. Vẫn những món hàng rất đỗi quen thuộc ngày thường ấy, nhưng không khí mua bán có phần đông đúc, vui vẻ hơn.

Bà Thuỷ (ở đường Nguyễn Nhu, phường Quang Trung) bán xúc xích chiên, thịt viên chiên chia sẻ: Đêm Giao thừa, nhiều gia đình chở con cái đi chơi và chờ xem bắn pháo hoa nên tôi cũng tranh thủ bán hàng. Nói thật, ngày tết ai cũng muốn nghỉ ngơi, nhất là giao thừa càng muốn quây quần bên gia đình cho ấm cúng, nhưng cuộc sống mình còn nhiều khó khăn mà tết nhất bán cũng được hơn ngày thường nên thôi thì mình cố gắng một chút, ra Giêng nghỉ bù sau.

Bà Thuỷ với xe hàng bán thịt viên chiên miệt mài bán hàng trong đêm Giao thừa

 

Chịu khó, cố gắng thêm một chút trong những ngày tết để có thêm tiền chi tiêu lúc ra Giêng là suy nghĩ không chỉ của bà Thuỷ mà là của tất cả những người tranh thủ mưu sinh trong đêm Giao thừa này.

Dáng người nhỏ thó bên xe đẩy cà tàng chở một chiếc nồi lớn làm kem bông, trên chiếc gậy cắm đầy những chiếc kem bông màu trắng, hồng, chị Liên ngại ngùng kể: Quê em ở ngoài Thanh Hoá, nhưng quanh năm suốt tháng em vào trong này làm thuê làm mướn, bán hàng rong kiếm sống. Công việc bán hàng rong này ăn nhau là mấy ngày tết, nhất là đêm Giao thừa người dân kéo nhau đi chơi, xem bắn pháo hoa nên hàng bán rất chạy, lời lãi cũng tàm tạm. Bán hàng trong đêm khuya có chút vất vả vì phải thức xuyên đêm, nhưng thôi cả năm có ngày tết, có một đêm Giao thừa, mình cố gắng để kiếm thêm bộ quần áo cho con.

Chị Liên với xe hàng kem bông lặng lẽ mưu sinh trong đêm Giao thừa

 

Cách xe hàng của chị Liên không xa là xe hàng của chị Mến, cũng với những chiếc kem bông, ít bì bắp nổ, một ít đồ chơi trẻ em, chị Mến đon đả mời khách: Anh, chị mua đồ chơi cho cháu đi, mua ủng hộ em, em lấy giá vừa phải thôi...

Rất nhiều người đã ghé lại mua hàng ủng hộ chị. Giá cả tuy có đắt hơn ngày thường vài ngàn đồng một món hàng, nhưng không thấy ai mặc cả, tính toán gì mà ngược lại ai cũng rất vui vẻ. Hình như ngày tết người ta đều dễ tính hơn, thoải mái hơn. Mỗi món hàng được bán đi là một nụ cười đọng lại trên khuôn mặt chị.

Chị Mến mong muốn kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống lúc ra Giêng

 

Chị Mến cũng từ Thanh Hoá vào Kon Tum làm ăn, ngày thường chị làm công cho người ta ở trên Kon Plông, đến tết chị xuống thành phố Kon Tum bán hàng rong.

Chị Mến cho biết: Đêm giao thừa nhìn mọi người sum họp gia đình hay cùng gia đình đi dạo phố, trong khi mình vẫn phải bươn chải bán buôn cũng cảm thấy chạnh lòng, nhưng cuộc sống của mình vẫn còn thiếu thốn nên em cố gắng thêm một chút để ra tết cả nhà được vui vầy hơn. Mấy ngày tết này, mỗi hôm em kiếm được 200.000 – 300.000 đồng, đêm Giao thừa còn được nhiều hơn nên dẫu vất vả nhưng vẫn vui...

Trong những câu chuyện với những người lặng lẽ mưu sinh trong đêm Giao thừa mà chúng tôi gặp gỡ, dù mỗi người một công việc, một hoàn cảnh, một câu chuyện cuộc đời, nhưng lý do họ bươn chải trong đêm Giao thừa cũng như những ngày tết là bởi cuộc sống còn khó khăn, họ phải kìm nén những cảm xúc riêng để mong bán được nhiều hàng, có thêm thu nhập và trở về sum họp với gia đình. Rất may, ai cũng đắt khách, đắt hàng nên dù không được thoải mái chơi tết, đón xuân nhưng họ vẫn thấy ấm lòng.

Bài, ảnh: Thiên Hương

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by