• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Ký ức Ngày Nhà giáo Việt Nam

19/11/2024 13:04

Mỗi năm, cứ đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là trong tôi lại bồi hồi nhớ về những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngày này, những bó hoa mộc mạc, tươi thắm gói ghém bao nhiêu tình cảm được chúng tôi nâng niu và dành tặng thầy cô trong niềm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc trong sáng, ngọt ngào đến khó tả.

Rời xa tuổi học trò đã lâu, nhưng hàng năm cứ gần đến Ngày Nhà giáo Việt Nam là lòng tôi lại rộn ràng, lâng lâng như cái cảm giác thuở còn đi học. Bởi với tôi, ngày 20/11 không chỉ là ngày tri ân công ơn thầy cô giáo mà như là ngày hội, ngày Tết, là ngày của những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của những năm tháng cắp sách đến trường.

Âm vang những câu hát “Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô, lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố...” vẫn vang vọng trong tôi mỗi khi nhớ về.

Quên sao được hình ảnh về những cô cậu học trò hồn nhiên xúng xính trong những bộ quần áo đẹp nhất trong ngày này. Trên gương mặt mỗi người ai cũng ánh lên niềm vui, nụ cười rạng rỡ và tiếng í ới gọi nhau chuyện trò rôm rả, làm cho những con đường quê vốn thường ngày yên ắng lại trở nên nhộn nhịp hẳn. Nhóm học sinh nào có xe đạp thì đèo nhau đi xe đạp, nhóm không có xe thì túc tắc đi bộ, cứ thế chúng tôi đến thăm hết nhà các thầy cô giáo của mình.

Những món quà là những cuốn sổ, những tấm thiệp tặng thầy cô giáo được chúng tôi hùn tiền lại để mua. Giá trị vật chất tuy rất nhỏ nhưng là tất cả tấm lòng yêu thương dành tặng cho những người thầy, người cô mà chúng tôi hết mực yêu thương và kính trọng.

Chắc rằng sẽ không ai có thể quên những kỷ niệm ngọt ngào, ấm áp của tình thầy trò. Nhưng có lẽ ký ức về ngày 20/11 đọng lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất là được tham gia vào đội dâng hoa tặng thầy cô giáo. Đây là hoạt động thường niên của trường cấp 2 của tôi trong buổi lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Không chỉ riêng tôi mà ai cũng cảm thấy tự hào và vui sướng nếu được nằm trong đội dâng hoa đại diện của khối lớp mình.

Niềm vui của cô và trò. Ảnh: TT

 

Ngày đó, những bó hoa dành tặng thầy cô giáo không phải được mua mà là do chúng tôi tự tìm khắp đầu làng đến cuối xóm rồi kết thành. Tôi cũng không biết thời đó vì không có tiền để mua hay vì ở chợ quê tôi ngày ấy không có hoa tươi. Chỉ biết rằng, các thế hệ anh chị các khóa học trước chúng tôi đều làm như thế cả nên đến thời chúng tôi tiếp tục kế thừa.

 Gần đến ngày 20/11, những buổi chiều được nghỉ học, tôi dạo khắp làng trên xóm dưới để xem nhà ai có hoa gì xinh xinh là lo “đặt cọc” xí phần trước. Mấy đứa bạn tôi cũng vậy. Cùng với đi “đặt cọc” hoa ở trong xóm, tôi còn chăm chút cho mấy cây hoa trong vườn nhà để làm sao cho cây nở hoa đúng dịp.

Ngày ấy, trước sân nhà tôi có 1 cây dâm bụt kép màu hồng cằn cỗi nhưng được cái cho hoa rất đẹp. Mỗi ngày đi học về, hết tưới nước thì tôi lại ra săm soi bắt sâu, trong lòng thầm nghĩ kiểu gì đến ngày đó cây cũng nở được 2-3 bông hoa. Mà cũng may mắn là 20/11 năm nào cây cũng cho những bông hoa như ý nên trong lòng tôi vui lắm.

Chiều 19/11, học sinh trong xóm tôi mới rộn ràng, bận rộn làm sao, nào là chuẩn bị hoa, nào chuẩn bị quần áo đẹp. Nhưng bận rộn nhất vẫn là lo cho mấy bó hoa. Đúng giờ đã hẹn, một nhóm học sinh chúng tôi chia nhau đi hái hoa về rồi cùng tụ tập lại để chia sẻ cho nhau, cùng nhau bó những bó hoa thật đẹp. Bạn này chia sẻ cho bạn kia cành liễu, cành hồng lửa thì bạn kia cũng chia sẻ lại cho cành mào gà, cành hoa cúc dại, làm sao để kết thành những bó hoa ưng ý nhất.

Thầy cô giáo luôn quan tâm và dành những tình cảm yêu thương cho học sinh. Ảnh: T.T

 

Trong ký ức của mình, bó hoa ngày 20/11 của tôi đẹp vô cùng, rực rỡ muôn màu, tràn đầy nhựa sống. Có những cành liễu xoăn nhiều màu sắc được tôi xin ở nhà nội, hoa trấu tím thì xin ở nhà ngoại, hoa dâm bụt hồng thì hái ở vườn nhà, hoa mào gà lửa đủ màu sắc đỏ cam vàng và hoa chuối đỏ tươi được tôi xin ở nhà hàng xóm...

Những bó hoa mộc mạc, tươi thắm gói ghém bao nhiêu tình cảm được chúng tôi nâng niu và dành tặng thầy cô trong niềm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc trong sáng, ngọt ngào đến khó tả.

Và càng vui hơn khi những bó hoa ấy đã được thầy cô giáo đón nhận trong niềm hạnh phúc ngập tràn, không có một chút gợn nào xen vào tình cảm chân thành, thiêng liêng ấy. Để rồi năm tháng qua đi, tình thầy trò vẫn không bao giờ phai nhòa trong tâm trí.

Ngày nay, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta gần như không còn nhìn thấy những bó hoa dại gom góp nữa. Nhưng tôi tin rằng, không chỉ có tôi mà những ai thuộc thế hệ 8X trở về trước ở các miền quê đều sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm về Ngày Nhà giáo Việt Nam với những bó hoa dại mà chất chứa biết bao tình cảm đẹp đẽ dành tặng thầy cô giáo.            

Trang Thảo

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Tự tình với biển
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by