• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Ký ức Ngày chiến thắng và “bữa cơm hòa bình” đầu tiên

01/05/2025 05:34

Những ngày tháng Tư lịch sử, ông Phan Khắc Long (số nhà 332, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum)- CCB của Trung đoàn 24 (QK 8- Miền Tây Nam Bộ) sống lại những ngày tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh vào Tổng nha Cảnh sát Ngụy và cùng đồng đội ăn “bữa cơm hòa bình” đầu tiên.

Ông Phan Khắc Long đang đọc bản thảo Nhật ký đồng đội. Ảnh: HL

 

Ngày ấy, trong đội hình Quân giải phóng trùng trùng điệp điệp, chiến sĩ trẻ Phan Khắc Long vượt qua mưa bom bão đạn tiến về Sài Gòn.

Nhập ngũ đầu năm 1972 khi đang là sinh viên năm thứ 4, Trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tháng 10/1972, Phan Khắc Long cùng “đội quân sinh viên” Trường đại học Mỏ địa chất tiến thẳng vào mặt trận B2 Nam Bộ, chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 207- Quân khu 8, sau đó chuyển về Trung đoàn 24- Quân khu 8.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn 24 của ông được giao nhiệm vụ tham gia đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y và Tổng Nha Cảnh Sát Ngụy.

Sau mấy ngày tiến công thần tốc, đơn vị của ông Long đã tiêu diệt, bức rút, bức hàng toàn bộ hệ thống đồn bốt trên trục tiến công, bảo đảm hành lang hành quân an toàn. Đoàn quân từ những cánh rừng bầm dập vì đạn pháo bắt đầu cơ động theo đường 5B (từ Sài Gòn đi Cần Giuộc) tiến đánh 2 mục tiêu là cầu Nhị Thiên Đường và cầu Chữ Y.

Đúng 5 giờ sáng ngày 30/4, đơn vị nổ súng tấn công 2 mục tiêu này. Địch chống trả với hỏa lực mạnh. Chúng dùng đại liên, pháo 12 li 7 đặt trên các nóc nhà bắn như mưa vào đội hình ta. Sau hơn 4 giờ chiến đấu, đến 9 giờ 30 phút, quân ta làm chủ trận địa và tiếp tục tiến vào Tổng nha Cảnh sát Ngụy.

10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, các mũi tiến công của Trung đoàn 24 bắt đầu xung phong. Nhưng thật bất ngờ khi không gặp sự chống trả điên cuồng nữa, đa số quân lính trong  Tổng nha Cảnh sát Ngụy lại đang ở  tư thế... chờ Quân giải phóng đến để đầu hàng.

Những phản kháng lẻ tẻ nhanh chóng bị dập tắt. Đến 11 giờ, ta làm chủ toàn bộ tình hình khu vực, bảo vệ tuyệt đối an toàn nơi lưu trữ nhiều tài liệu mật của địch.

Các phòng làm việc ở Tổng nha Cảnh sát Ngụy khi ấy khá bừa bộn, mọi đồ vật bị xáo trộn ngổn ngang; nhiều tủ đựng công văn tài liệu bị  mở tung, giấy tờ sổ sách vương vãi khắp nơi. Một số bàn ăn còn đồ ăn, đồ uống dở dang.

Trong khuôn viên khá rộng chất đầy xe Honda và một số xe zip mui trần, cùng  rất nhiều đồ vật. Ngoài đường  phố cũng ngổn ngang đồ đạc, từ  áo quần, chăn màn, giày dép đến máy thông tin, xe đạp, xe máy.

Đến bây giờ ông Long vẫn nhớ như in những cảm xúc khi tiến quân về Sài Gòn. Ông kể: Đúng 17 giờ ngày 29/4, chúng tôi đặt những bước chân đầu tiên lên mặt đường 5B trải nhựa nóng hầm hập. Khi ấy, cả người tôi đã run lên vì những cảm xúc khó tả. Sài Gòn đây rồi.

Với những người lính từng trải qua những ngày tháng ác liệt nhất của chiến tranh, cảm xúc ấy thật dễ hiểu. Bởi vì đã bao nhiêu đêm rồi, chúng tôi sống giữa rừng tràm, rừng đước, giữa những bờ cây bình bát, trâm bầu trong môi trường sống “trên bờ muỗi vắt/dưới sông lục bình”. Bao nhiêu đêm rồi, chúng tôi qua lại trên kênh rạch và những con sông nhỏ, luôn chất chứa khát vọng tiến về giải phóng Sài Gòn.

Mới mấy đêm trước thôi, chúng tôi còn lội sình, đạp nước đi trinh sát mục tiêu, phải băng qua một cánh đồng lầy lội bùn, ngang đầu gối, nước mặn, hướng về Sài Gòn rực sáng ánh điện. Đêm ấy, một đồng chí trinh sát đạp phải mìn bị thương vào bàn chân phải ở lại.

Mới vừa đêm hôm qua thôi, chúng tôi còn lầm lụi chặt cây, đào hầm ém quân trong rừng, ngụy trang kín ba lô súng đạn chờ lệnh tiến công. Còn bây giờ, chúng tôi đang đường hoàng đứng giữa nội đô, sau khi đập tan một trong những trung tâm đầu não của Ngụy quyền Sài Gòn. 

Bỗng dưng tôi nhớ đến những bông điệp đỏ chói, những cây cầu  vắt ngang bờ kinh xáng; những chiếc ghe tam bản nhỏ xíu đã chở chúng tôi vượt sông đêm nào trong bom đạn. Và càng nhớ về những đồng đội đã ngã xuống ở cửa ngõ Sài Gòn, ngay trước giờ phút hòa bình. Với chúng tôi, chiến tranh đã kết thúc trong một khoảng lặng như vậy- ông Phan Khắc Long ngậm ngùi.

Và trong những ngày tháng Tư lịch sử này, trong ký ức của ông Long như sống lại dư vị ấm áp của “bữa cơm hòa bình” đầu tiên ở Sài Gòn trưa ngày 30/4, dù 50 năm đã trôi qua.

Hôm ấy, sau khi đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát Ngụy, ông Long và đồng đội bắt tay vào thu dọn chiến trường, chốt chặn các cổng ra vào nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối khu vực này chờ bàn giao cho Ủy ban quân quản, vì đây là nơi lưu trữ nhiều tài liệu mật, hết sức quan trọng.

Niềm vui chiến thắng và công việc cuốn mọi người đi, cho đến khi nhận được thông báo chuẩn bị ăn cơm mới giật mình nhớ ra: Vui quá, quên mất cả đói. Từ đêm qua đến giờ toàn hành quân, đánh đấm, không ngủ, cũng chẳng ăn được uống gì.

Nghe thông báo “cơm nước” đã có các đồng chí du kích nội thành chuẩn bị sẵn”, mọi người thích lắm. Khi tập trung lại, mọi người nhìn thấy một dãy thùng nhôm khoảng 5-6 cái, mỗi cái khoảng 200 lít để trong sân. Trong thùng nhôm chứa đầy mì tôm, mỗi thùng có một cái ca; trên những cái bàn kê vội là hàng trăm cái tô nhỏ, các nữ du kích nội thành múc mỏi tay, còn cánh lính trẻ nhà ta cứ thế ăn ngon lành.

Ông Long xúc động chia sẻ: Mới đó mà đã 50 năm! Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in những khoảnh khắc ấm áp, đầy ý nghĩa trong “bữa cơm hòa bình” đầu tiên của chúng tôi, vào đúng 13 giờ ngày 30/4/1975.

Ông Phan Khắc Long vẫn nhớ như in tên từng đồng đội. Ảnh: HL

 

Dù năm nay đã ở tuổi 80, sức khỏe giảm sút, lại bị chứng bệnh Parkinson hành hạ, nhưng ông Phan Khắc Long vẫn nhớ như in từng người bạn chiến đấu đã hy sinh. Ông chậm rãi nói: Để khát vọng Bắc - Nam sum họp một nhà thành hiện thực, toàn thể dân tộc Việt Nam phải đánh đổi bằng biết bao xương máu mới có được. Vì vậy, có niềm vui nào lớn lao hơn ngày toàn thắng, non sông liền một dải?        

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by