• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh    Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xã hội

Kỷ niệm về một chuyến tác nghiệp

20/06/2024 13:00

“Tháng báo chí” là cách nói mà cánh phóng viên chúng tôi thường dùng để nói vui về tháng 6 - tháng có sự kiện Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6. Vào thời điểm này, một thói quen tôi tự đặt ra, đó là dành thời gian để nhìn lại hành trình một năm đã qua, ngẫm lại những kỷ niệm vui buồn, những cảm xúc lắng đọng khi gắn bó với nghề báo.

Đối với tôi, những kỷ niệm này không chỉ là ký ức, mà đó còn là chất liệu để bản thân tôi ngày càng chín chắn, trưởng thành hơn.

Một trong những chuyến tác nghiệp đáng nhớ của tôi trong năm qua chính là hành trình đến với làng chài Sê San. Trong chuyến tác nghiệp lần này, nhóm chúng tôi gồm 4 phóng viên. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, vượt khoảng 130km, xuyên qua địa phận của tỉnh Gia Lai, chúng tôi đến trung tâm huyện Ia H'Drai. Từ đây, đi thêm khoảng 15km nữa là đã có thể đến được làng chài Sê San.

Nhờ đã liên hệ với địa phương từ trước, nên vừa đến khu vực lòng hồ Sê San, chúng tôi rất nhanh chóng được anh Nguyễn Văn Triều (một người dân ở làng chài) đón lên một chiếc thuyền máy nhỏ. Sau khi phát cho mỗi người chúng tôi một chiếc áo phao để đảm bảo an toàn, anh Triều vui vẻ lái thuyền đưa chúng tôi đến với làng chài Sê San.

Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp. Ảnh: TT

 

Thuyền vừa khởi hành, một đồng nghiệp của tôi đã tranh thủ thông tin đến cả nhóm: Làng chài Sê San thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai. Thời điểm ban đầu, các hộ dân làng chài vốn không có hộ khẩu, sống lênh đênh trên lòng hồ Sê San giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Từ năm 2015, khi huyện Ia H’Drai được thành lập, 29 hộ dân từ chỗ sống bất hợp pháp đã được địa phương công nhận trở thành công dân chính thức của xã Ia Tơi. Từ đây làng chài bước sang một trang mới với nhiều thay đổi. Các hộ dân được cấp hộ khẩu, được cấp đất, được hỗ trợ xây dựng nhà cửa, được hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hộ gia đình dần ổn định cuộc sống, không còn tình trạng di cư như thời gian trước.

Đang rôm rả trò chuyện, bỗng mọi người lặng im bởi choáng ngợp trước cảnh sắc đất trời nơi đây. Êm ả, mộc mạc, làng chài Sê San dần hiện ra trước mắt chúng tôi tựa như “mắt biếc” trên vùng cao nguyên đầy nắng, gió. Giữa mênh mông nước, chúng tôi thấy như mình đang lạc vào một danh thắng nào đó. Mặt lòng hồ tựa như một chiếc gương khổng lồ đang phản chiếu bầu trời xanh ngắt. Chưa bao giờ bầu trời lại trở nên gần với chúng tôi đến như vậy, tưởng như chỉ cần đưa tay lên là có thể chạm tới. Chiếc thuyền nhẹ nhàng rẽ nước tạo ra những đường bọt trắng xóa, càng làm khung cảnh càng thêm nên thơ, hư huyễn, mê hoặc lòng người. Anh bạn đồng nghiệp không khỏi tấm tắc: Đối với những người yêu thiên nhiên, thì đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua. Bởi, nơi đây chứa đựng vẻ cuốn hút lạ thường, tựa sự mênh mông của miền Tây sông nước kết hợp với sự độc đáo, đa dạng của Tây Nguyên trùng điệp núi đồi.

Trước cảnh sắc như vậy, không chỉ tôi mà các đồng nghiệp đều  nổi “máu nghề”. Thế là những máy móc, dụng cụ tác nghiệp nhanh chóng được tận dụng, mọi người cố gắng thu cho mình những khuôn hình đặc sắc nhất về cảnh quan, đất trời, thiên nhiên tại làng chài Sê San. Ngay cả khi chiếc thuyền đã đến làng chài, nhưng chúng tôi tiếp tục nhờ anh Triều chở đi thêm một vòng nữa để có thêm những tư liệu hình ảnh cần thiết.

Trải nghiệm đến với làng chài Sê San. Ảnh: TT

 

Sau khi “lượn” 2 vòng quanh làng chài Sê San, chúng tôi nhanh chóng tiến vào làng chài để ghi nhận về cuộc sống và con người nơi đây. Cả nhóm ai cũng hăm hở, quên hết những mệt mỏi sau chuyến đi dài lao vào tìm những “mảnh ghép” hoàn thiện tác phẩm của mình. Bà con nơi đây chào đón chúng tôi rất nhiệt tình. Mọi người đều hỗ trợ hết mình để chúng tôi thuận lợi tác nghiệp.

Một ngày lênh đênh trên làng chài Sê San, chúng tôi được trải nghiệm nhiều điều lý thú: Câu cá tại làng chài; xem cách bà con đánh bắt cá cơm tự nhiên trên lòng hồ bằng phương pháp thủ công; thưởng thức các món ăn dân dã được chế biến từ các sản vật đặc trưng (cá chình bông, cá lăng, cá sọc dưa, cá rô…). Những điều đó trở thành những dấu ấn, kỷ niệm về nghề mà bản thân tôi cùng các đồng nghiệp không thể nào quên.

Nhờ nghề báo, tôi học được nhiều điều, được đến nhiều nơi và trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ. Từ những chuyến đi, những cuộc hành trình, vốn sống và kiến thức của tôi ngày càng bồi đắp và đầy đặn hơn theo năm tháng. Tiếp tục vững bước trên con đường mà mình đã chọn, tôi tin rằng nghề báo sẽ giúp bản thân tôi ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn.

Tất Thành

   

Các tin khác

  • Tri ân những người ngã xuống
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức Lễ đón Đội K53 về nước
  • Khó khăn, vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Trao tiền ủng hộ cho 3 chị em mồ côi ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy
  • Sự nguy hiểm của thời tiết cực đoan và những cảnh báo không thể xem nhẹ
  • Bộ Quốc phòng triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số" trong Quân đội
  • Nhọc nhằn đi lại vì đường hư hỏng, xuống cấp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Bàn giao mô hình trưng bày trang phục, nghề dệt thủ công của người Gia Rai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
  • Tri ân những người ngã xuống
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • “Bước tiến” mới trong cải cách hành chính
  • Thường trực Tỉnh ủy làm việc về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh
  • Đại hội Đảng bộ Công ty 78 lần thứ VII

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by