• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Kon Tum- Một thời hoa lửa

30/04/2025 05:48

Kon Tum khoảng giữa thế kỷ XX, thời chiến tranh chống Mỹ, còn là vùng đất rộng người thưa, nơi thâm sơn cùng cốc, khí hậu khắc nghiệt. Cư dân các dân tộc Kon Tum hiền lành chất phác, giàu truyền thống yêu nước, dũng cảm ngoan cường. Ngay giữa hang ổ của kẻ thù, cách mạng vẫn xây dựng được hàng chục cơ sở bí mật, phục vụ tốt cho cuộc kháng chiến trường kỳ.

Xe tăng của Sư đoàn thép (Sư đoàn 10) Quân giải phóng tấn công trong chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu TTXVN

 

Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ, tình cảm của đồng bào đối với cách mạng biểu hiện ở sự yêu thương đùm bọc giúp đỡ cách mạng. Vì cách mạng, họ sẵn sàng chịu đựng đói cơm lạt muối che chở nuôi giấu cán bộ bí mật, giúp đỡ bộ đội; coi cán bộ, bộ đội như những người thân yêu ruột thịt của mình. Người dân vùng căn cứ là lực lượng tại chỗ phục vụ tiền phương.

Đồng bào các dân tộc Kon Tum qua đôi vai của mình đã gùi hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược lương thực phục vụ cho cách mạng, làm hàng trăm km đường bí mật phục vụ chiến trường. Cùng với bộ đội, đồng bào đã phải chịu đựng muôn vàn khó khăn thử thách, gian khổ hy sinh, kiên cường bám trụ, chịu đựng sự hủy diệt của bom đạn, phi pháo, chất độc hóa học, một lòng một dạ thủy chung son sắt, tin tưởng vào Đảng, cách mạng, vào một ngày mai chiến thắng.        

Nói đến những năm tháng hào hùng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tôc trên địa bàn Kon Tum không thể không nhắc tới đường mòn Hồ Chí Minh, con đường huyền thoại. Theo yêu cầu của cách mạng, đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn Kon Tum (trước đó là đường dây CO2 Tây Bắc Kon Tum) ban đầu chỉ là con đường mòn bí mật đã được mở rộng dần. Từ chỗ chỉ là đường bí mật “đi không dấu, nấu không khói” (1955 - 1959), được mở rộng khoảng 1m cho người đi bộ và ngựa (1959 - 1963).

Tháng 5/1964, khi Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (Mặt trận B3) được thành lập, đường dây CO2 đã trở thành đường Trường Sơn. Đến cuối năm 1965, xe cơ giới đã có thể chạy vào đến tận xã Mo Ray, nơi Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đứng chân và cũng là điểm cuối cùng của đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Kon Tum.

Xác định Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nơi ta có thể nhử địch lên để tiêu diệt lớn, ngày 1/5/1964, Quân ủy Trung ương chính thức thành lập Mặt trận Tây Nguyên, lấy phiên hiệu là "Chiến trường B3" (Mặt trận B3). Mặt trận Tây Nguyên được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Khu ủy V. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk. Mặt trận B3 thành lập đánh dấu giai đoạn phát triển mới của các lực lượng vũ trang Tây Nguyên.

Hầu như trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ vùng Chư Mo Ray (Sa Thầy), là vùng căn cứ địa của ta. Và trong hơn 10 năm (1964 - 1975), đã vinh dự là nơi đứng chân của Mặt trận B3. Mo Ray - Sa Thầy gắn với Mặt trận B3, gắn với tên tuổi và cuộc đời binh nghiệp của một số tướng lĩnh quân đội ta như: Thượng tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận B3 (từ 8/1965); Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp  - Anh hùng LLVT nhân dân - Chính ủy  Mặt trận Tây Nguyên (từ 1968); Thượng tướng Hoàng Minh Thảo- Anh hùng LLVT nhân dân - Tư lệnh Mặt trận B3 (từ 1968).

Do vị trí chiến lược, suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, Kon Tum luôn là nơi đụng độ nảy lửa, quyết liệt giữa ta và địch, nơi diễn ra nhiều chiến dịch lớn làm xoay chuyển tình thế, cục diện chiến trường. Trong 20 năm chống Mỹ, chiến trường Tây Nguyên có 10 chiến dịch lớn thì riêng Kon Tum đã là nơi diễn ra 6. Đó là Chiến dịch Sa Thầy mùa khô 1966, Chiến dịch Đăk Tô mùa đông 1967, Chiến dịch Đăk Tô 2 mùa hè 1969, Chiến dịch Đăk Xiêng năm 1970, Chiến dịch tiến công Ngọc Tô Ba - Ngọc Rinh Rua Xuân - Hè 1971 và Chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972. Hai chiến dịch là Mậu Thân 1968 và Tây Nguyên 3/1975, mở màn của Đại thắng mùa Xuân 1975 cũng diễn ra trên địa bàn Kon Tum cùng các tỉnh bạn.

Trong đó, Chiến dịch Đăk Tô mùa Đông năm 1967 là một chiến dịch lớn, kéo dài 20 ngày đêm với sự tàn khốc, hủy diệt tàn bạo của chiến tranh. Chiến thắng Đăk Tô mùa Đông 1967 đã "Ghi thêm vào trang sử quyết thắng của dân tộc ta những nét vàng son chói lọi... là một trong những chiến thắng lớn nhất mở đầu Đông - Xuân quyết thắng 1967 - 1968 của miền Nam anh hùng".

Những địa danh như Đăk Tô - Tân Cảnh, Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Tô Ba, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Giơ Lang, Đăk Xiêng, Đăk Pét, Plây Cần, Chư tan Kra, Kleng (Sa Thầy); những cao điểm 875, 823, 966, 1015, 1030, 1424 đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc như những mốc son chói lọi. Những năm tháng hào hùng trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc sẽ mãi mãi là hành trang cùng các thế hệ đi sau bước tiếp trên con đường xây dựng một Kon Tum giàu mạnh hùng cường để xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha anh.

Vũ Thị Mai

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by