• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Kiên cường và bền bỉ

22/04/2025 13:43

Tôi thực hiện bài viết này mà không dẫn lời đại diện chính quyền, các đoàn thể, cả Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi, cũng không có những con số thống kê khô khan. Bởi tôi chỉ muốn kể lại, viết lại những gì mình thấy và nghĩ.

Tạo việc làm cho người khuyết tật để hòa nhập. Ảnh: HL

 

Vì đặc thù nghề nghiệp, tôi được thấy, được nghe kể về những tấm gương người khuyết tật vượt qua nghịch cảnh. Trong mỗi câu chuyện đều có nhiều nước mắt, và vui làm sao, cũng không thiếu vắng những nụ cười.

Tuấn có một tiệm sửa xe máy. Tuy quy mô khá khiêm tốn, nhưng vì chủ xưởng có tay nghề khá, lại quảng giao, nên lượng khách hàng cũng đều, đủ việc làm cho 3 thợ.

Điều đặc biệt, chủ hiệu và 1 trong 3 thợ là người khuyết tật!

Tuấn chỉ về phía cậu thanh niên đang lúi húi bên chiếc xe máy cũ kỹ ở góc, xung quanh bộn bề dụng cụ, phụ tùng. “Em ấy bị điếc bẩm sinh. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên tôi nhận vào dạy nghề, cũng là để em có thể tự lo cho cuộc sống của mình sau này”- Tuấn nói.

Thấy có người nhìn, cậu thanh niên mỉm cười, một nụ cười rạng rỡ. Hẳn rằng, với em, cái tiệm nhỏ này chính là nhà, là nơi em được làm việc, được vui được buồn, được mệt mỏi sau những lúc lao động vất vả như bao người bình thường khác.

Công việc giúp cho em thấy mình không phải gánh nặng của gia đình và xã hội, không phải nhận những ánh mắt thương hại hay kỳ thị của người khác.  Hơn thế, em mong sẽ truyền cảm hứng về cộng đồng người khuyết tật luôn lạc quan, kiên trì, giàu nghị lực và dám mơ ước- cậu nói.

Trong những lần trò chuyện, Tuấn ít kể về mình. Nhưng tôi hiểu rằng, một người lành lặn khởi nghiệp đã khó, nhưng với một người khuyết tật như Tuấn thì khó khăn đó còn nhân thêm gấp bội phần.

Vì bị khuyết tật hệ vận động bẩm sinh nên Tuấn rất khó khăn trong việc đi lại và lao động. Giống như nhiều người khuyết tật khác, anh từng đi bán vé số để kiếm sống qua ngày. Được một thời gian, Tuấn xin vào học nghề tại một tiệm sửa xe máy gần nhà.

Vốn tính chăm chỉ, kiên trì lại sáng dạ, ham học hỏi, Tuấn được anh chủ tiệm dốc lòng dạy bảo, lại hỗ trợ vốn mở cho Tuấn tiệm riêng khi “tốt nghiệp”. Biết ơn thầy, nhìn lại mình may mắn gặp được người tốt, Tuấn càng nung nấu ý định nhận các em khuyết tật muốn theo nghề để giúp đỡ.  

Một số người hiểu và chia sẻ, thậm chí hỗ trợ anh bằng cách tìm đến khi xe máy hư hỏng, hay giới thiệu khách hàng mới cho xưởng của anh. Nhưng cũng có không ít người không đồng tình. Họ cho rằng, người khuyết tật cần được chăm sóc, thay vì phải làm việc vất vả.

Nặng nề hơn, có người còn nói anh “ốc không mang nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu”. Đã không đủ khả năng thì tốt nhất lo cho thân mình đã, đừng ra vẻ “ta đây”, tự chuốc lấy những phiền phức không đáng có. Cũng có người nói anh lợi dụng sức lao động của em ấy, hoặc “đánh bóng tên tuổi”, kiếm lợi từ lòng thương hại của khách hàng.

Dù có bị nói thế nào chăng nữa, thì tôi kiên trì với suy nghĩ của mình. Nỗ lực đứng vững bằng chính đôi chân tật nguyền của mình, thay vì ỷ lại gia đình, hoặc từ sự giúp đỡ từ người khác- Tuấn quả quyết.

Một câu chuyện khác, về một người khuyết tật khác cũng không chịu “khổ” vì mình gặp “khó” về hình thể.

Không may bị liệt đôi chân từ năm 2 tuổi, Thạch đã trải qua tuổi thơ không mấy êm đềm, khi không thể chạy nhảy như chúng bạn, điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp.

Theo được đến lớp 5, Thạch phải nghỉ học vì việc đi lại ngày càng khó khăn, gia đình cũng không có người đưa Thạch đến trường.

Lủi thủi ở nhà, quanh quẩn với góc sân, gian bếp, Thạch phụ giúp mẹ lo chuyện cơm nước. Ít ai biết rằng, từ khi ấy, trong đầu cậu bé tật nguyền đã luôn cháy bỏng ước muốn tự lập. “Một ngày nào đó, mình không chỉ tự lo cho bạn thân mà còn đỡ đần cho mẹ và có ích cho xã hội”- Thạch mơ ước.

Để thực hiện mơ ước ấy, năm 14 tuổi, Thạch vào Thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc. Một cậu bé 14 tuổi bình thường bươn chải ở đây đã khó, nói gì đến Thạch. Tạo hóa có thể không công bằng với Thạch, nhưng cũng không lấy đi toàn bộ hy vọng. Thạch xin vào làm tại xưởng sản xuất xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật; rồi chuyển sang bán vé số; làm công nhân may.

Gần 10 năm bươn chải nơi đất khách, Thạch dành dụm được một số vốn rồi quay về quê hương lập nghiệp. Trải qua nhiều long đong, lận đận, nhưng với sự động viên của gia đình, sự giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể xã hội, và nhất là sự đồng hành của người bạn đời, Thạch đã kiên cường vượt qua tất cả.

Hiện nay, Thạch đang điều hành nhóm làm chổi đót với các thành viên đều là người khuyết tật. “Mọi người đã chứng minh được rằng, mình không phải gánh nặng của gia đình và xã hội. Hơn thế, chúng tôi mong sẽ truyền cảm hứng về cộng đồng người khuyết tật luôn lạc quan, kiên trị, giàu nghị lực và dám mơ ước”- Thạch chia sẻ.

Khi viết bài này, tôi không dẫn lời đại diện chính quyền, các đoàn thể, cả Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi, cũng không có những con số thống kê khô khan, chỉ bởi tôi muốn kể lại những gì mình thấy và nghĩ.

Tiếp xúc với người khuyết tật, dễ nhận thấy điểm chung ở họ là luôn nỗ lực vươn lên và giữ gìn nhân phẩm, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

Tuy nhiên, người khuyết tật luôn gặp nhiều khó khăn, từ sinh hoạt hằng ngày, học tập, việc làm đến tiếp cận các dịch vụ y tế, tham gia hoạt động xã hội. Bản thân họ rất dễ bi quan, chán nản, tự xem mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách ứng xử với người khuyết tật. Thay vì luôn gán cho họ cái vỏ bọc yếu đuối, đáng thương, hãy hỗ trợ, tạo cơ hội để họ vượt qua nghịch cảnh, tạo dựng cuộc sống độc lập, hòa nhập đầy đủ và bình đẳng trong cuộc sống.

Như những người khuyết tật tôi kể trên, nụ cười hôm nay và những gì họ có, được chúng ta vỗ tay khen ngợi, đều là do họ giành lấy bằng nghị lực, sự kiên cường và bền bỉ. 

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by