• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Học sinh miền Nam trên đất Bắc

01/05/2025 13:08

Tròn 50 năm ngày đất nước thống nhất và hơn 70 năm miền Bắc đã chào đón hơn 3 vạn người con phương Nam ra tập kết. Đa số học sinh miền Nam đã trưởng thành trở về, tham gia tiếp quản và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, trở thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

Sáng cuối tuần vào tháng Tư lịch sử, tại quán cà phê trong thành phố, thật bất ngờ tôi gặp ông Phan Đức Luận, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa –Thông tin tỉnh Kon Tum, trông ông vẫn vậy, vẫn tràn đầy năng lượng. Gặp tôi, ông vui vẻ hỏi thăm về các anh chị em làm báo và khoe ông vừa nhận giấy mời gặp mặt học sinh miền Nam đi tập kết tại cảng Quy Nhơn (1954-1955) tỉnh Bình Định.

Ông kể về cuộc tập kết, chuyển quân lịch sử năm đó bằng nhiều con đường khác nhau như tàu thủy, hay vượt dãy Trường Sơn, để rồi từ đó những thế hệ học sinh miền Nam đầu tiên ra đời. Ngoài ông ra, tỉnh mình còn có ông Hồ Văn Đạm (đã mất), ông Huỳnh Trung Hiếu, ông Thái Quang Nhạn, ông Phan Đức Tánh (anh trai ông), bà Đào Thị Sính, ông Thọ, bà Oanh, cũng đều giữ chức vụ quan trọng. Đây cũng chính là tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, bởi vì dự cảm rằng công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước có thể còn lâu dài và gian khổ. Vì vậy, cùng với việc chuyển bộ đội và cán bộ kháng chiến tập kết, cần phải đưa một số lượng không nhỏ thiếu nhi, học sinh là con em cán bộ chiến sĩ ra Bắc hay nước ngoài để chăm sóc, đào tạo sau này trở thành lực lượng nòng cốt về xây dựng lại miền Nam, tái thiết đất nước.

Theo dòng ký ức, giọng ông cứ đều đều kể, năm 1954, lúc đó ông mới 9 tuổi, theo cha, anh cả và chị gái tập kết ra Bắc, ông được tổ chức xếp vào nhóm lớp 1, tại trường học sinh miền Nam, số 21 – Cầu Rào, tỉnh Hải Phòng.

Ông Phan Đức Luận cùng cán bộ chiến sĩ Đoàn 959 chuyên gia Quân sự giúp Lào chụp tại Na Kay Sầm Nưa - Xuân 1965. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Năm 1964 ông tốt nghiệp PTTH (hệ 10 năm) giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn gay go quyết  liệt. Dù nhận được xuất đi học nước ngoài, ông vẫn quyết xung phong lên đường nhập ngũ, muốn góp sức mình giải phóng quê hương. Học xong lớp huấn luyện tân binh, ông được điều về Đoàn 959 làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào.

Năm 1979, sau 15 năm trong quân ngũ, ông chuyển công tác về làm trưởng phòng báo cáo viên tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum. Năm 1985 được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Lưu học sinh Lào, đến năm 1987 sau khi học xong lớp Cao cấp chính trị ông được bổ nhiệm phó giám đốc, rồi giám đốc Sở Văn hoá, Thông tin – Thể thao tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Năm 1991 khi chia tách tỉnh ông trở về Kon Tum vẫn trên cương vị cũ, cho đến năm 2005 ông về hưu.

Chia sẻ đến đây, thấy giọng ông xúc động, đôi mắt đỏ hoe và tôi biết ông vẫn còn nhiều điều muốn nói. Bỗng nhiên ông cất lên giọng hát như thay lời muốn nói của học sinh miền Nam trên đất Bắc với ca khúc “Học sinh miền Nam” mà ông viết cách đây 5 năm, khi ông dự kỷ niệm 65 năm học sinh miền Nam trên đất Bắc: Một ngày thu năm xưa về Quy Nhơn lên chuyến tàu ra Bắc. Để rồi sáng thu này cùng ra Bắc… nhớ thương, nhớ ơn Người Hồ Chí Minh, nhớ ơn tấm lòng người dân miền Bắc, vượt bao khó khăn gian khổ để nuôi dưỡng mình lớn khôn. Ôi! Những tháng năm không thể nào quên, xa quê hương trong đau thương, xa mẹ hiền yêu dấu. Là học sinh miền Nam, học sinh miền Nam. Xứng danh hạt giống đỏ tỏa ngàn phương.

Lớp học đầu tiên của ông Nguyễn Khuyến, tại Minh Châu - Thái Bình. Ảnh chụp vào 3/1955 do nhân vật cung cấp

 

Cũng trải qua những ngày tháng không quên đó còn có ông Nguyễn Khuyến – nguyên Chi cục trưởng Chi cục Đo lường chất lượng tỉnh Gia Lai hồi tưởng lại: Cũng đã 70 mươi năm rồi, lúc đó vào đầu tháng 3/1955, chúng tôi quá nhỏ, chưa ý thức rõ được lên tàu ra Bắc học, nhưng được lên tàu là sướng rồi! Tôi được các cô, các chú xếp vào học lớp 2, tại Hoa Lư, tỉnh Thái Bình, lớp chúng tôi có khoảng 35-40 học sinh đều là nam. Lớp học chưa bao lâu chúng tôi lại dời đến địa điểm mới là Minh Châu, tỉnh Thái Bình. Lớp tôi không ở cùng một chỗ, mà bố trí 2-3 học sinh ở nhờ nhà dân rải rác trong làng.

Ký ức của ông về Minh Châu là nhà nào trong vườn cũng trồng chè xanh để nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra mỗi nhà đều có một cái ao, sử dụng các khúc tre đóng lại làm thành cầu, người dân đứng trên đó để tắm, rửa, giặt quần áo hay rửa chén bát và khi đó ông thấy rất khác lạ so với người miền Nam.

Ông Khuyến chia sẻ thêm: “Học sinh miền Nam trên đất Bắc được hưởng chế độ đãi ngộ rất tốt, được ăn no, mặc ấm, được đào tạo toàn diện, được rèn luyện nhân cách, tính trung thực, lòng biết ơn... Cứ thế, chúng tôi từng bước lớn lên và trưởng thành”. Đến giờ này ông vẫn luôn nhớ về những thầy cô giáo dạy dỗ mình và đồng bào miền Bắc đùm bọc, che chở để ông có được như ngày hôm nay.

Ngày 26/10 năm ngoái, nhân kỷ niệm 70 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc do Ban liên lạc học sinh miền Nam Trung ương tổ chức, ông rất háo hức tham dự. Nhưng gần tới ngày đó vợ ông mất, ông định không đi, các con sợ ông ở nhà chìm trong nỗi buồn thương nhớ người thân, đã động viên và cùng ông ra Hà Nội tham gia. Khoảnh khắc găp lại bạn bè, thầy cô, người phụ trách năm xưa, ông vui đến nỗi thốt lên: Chúng tôi là học sinh miền Nam/ Ra Bắc còn nhỏ tóc xanh/ Bây giờ tóc bạc, da nhăn hết rồi/ Tuổi đời U tám, chín mươi/ Gặp nhau mừng rỡ tao mày hàn huyên.

Đúng vậy, đã hơn 70 năm rồi, họ đã hoàn thành sứ mệnh của mình và giờ đây tuổi đời của họ đã ngoài 80, người còn, người mất nhưng khi nhắc về ký ức họ không giấu nổi cảm xúc của mình, tất cả đều có chung câu nói: “Chúng tôi vô cùng tự hào vì đã sống qua một giai đoạn lịch sử hào hùng, đầy biến động, đầy khó khăn nhưng đầy niềm tin. Và chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng, biết ơn Bác Hồ và nhân đây muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, đồng bào miền Bắc đã dạy dỗ, đùm bọc chúng tôi”.              

Gia Thịnh

 

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by