• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tháng 3    Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông    Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2020    Khẩn trương thực hiện các mục tiêu, phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế- xã hội    Từ ngày 22/2, phát hành, tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND   

Xã hội

Hiệu quả mô hình làm chổi đót ở Đăk Pne

25/01/2021 13:01

Chúng tôi về xã Đăk Pne (huyện Kon Rẫy) vào một ngày đầu năm. Từ mái nhà rông thôn 2 vang lên tiếng nói chuyện râm ran của chị em phụ nữ. Đến nơi mới biết, họ đang cần mẫn làm chổi đót.

Theo bà Y Oanh - Chủ tịch Hội LHPN xã, Đăk Pne là địa phương có nguồn cây đót dồi dào. Tháng 11/2019, Hội LHPN xã đã tham mưu UBND xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức lớp nghề làm chổi đót cho các chị em phụ nữ thôn 2. Tháng 2/2020, Hội Phụ nữ xã đã thành lập mô hình làm chổi đót tại thôn 2 với 14 thành viên. Hội cũng đứng ra tín chấp cho một thành viên vay 10 triệu đồng từ nguồn ủy thác của Ngân hàng CS&XH huyện để mua nguyên vật liệu. Ban đầu chị em mua 1 tấn đót tươi với giá 6 triệu đồng về phơi khô, tập trung tại nhà rông, mỗi tuần các chị em dành một ngày tới nhà rông để làm chổi đót.

Vừa bện đót, chị Y Lan – một trong những thành viên khéo tay nhất, vừa chia sẻ: Tôi rất thích tham gia mô hình làm chổi đót này, bởi vừa có việc làm lúc nông nhàn, vừa nâng cao thu nhập cho gia đình, không những thế còn tạo không khí gắn kết, vui vẻ cho chị em. Mỗi ngày, một người làm được 2 - 3 chiếc chổi. Nếu tính một chiếc giá từ 35.000 - 40.000 đồng thì cũng có thu nhập cả trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Các thành viên tham gia mô hình làm chổi đót. Ảnh: M.T

 

Không riêng gì chị Y Lan, hầu hết chị em tham gia mô hình làm chổi đót đều rất phấn khởi bởi khi tham gia mô hình, họ được cùng nhau tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức, kỹ thuật. Đặc biệt, với những chị em chủ yếu làm ruộng rẫy lúc nông nhàn đã có việc làm, thu nhập, giúp họ tự tin, mạnh dạn hơn trước.

Chị Y Hơn - Ban quản lý mô hình làm chổi đót cho biết: Các thành viên rất chăm chỉ thực hiện theo từng công đoạn. Bình quân mỗi ngày, chị em làm được từ 30 - 35 chiếc chổi.

Mua 2 chiếc chổi từ mô hình này về sử dụng, chị Nguyễn Thị Nguyệt, thôn 5, thị trấn Đăk Rve cho biết: Tôi thấy chổi vừa đẹp, vừa chắc, giá lại phải chăng nên bà con lối xóm ai cũng nhờ đặt mua dùm. Tôi đã mua gần 20 chiếc.

Cũng theo bà Y Oanh, Hội sẽ nhân rộng mô hình đến chi hội phụ nữ các thôn khác trong xã. Tuy nhiên, hiện nay mô hình vẫn gặp khó khăn do đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, chưa ổn định.

Để duy trì và phát huy mô hình làm chổi đót ở thôn 2 cũng như nhân ra diện rộng ở xã Đăk Pne cần có sự hỗ trợ, giúp sức của các cấp, các ngành để giúp hội viên, phụ nữ xã đặc biệt khó khăn Đăk Pne nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống và gắn bó lâu dài với nghề.

Mạnh Thắng

   

Các tin khác

  • Khôi phục hoạt động trở lại vận tải hành khách công cộng đi/đến thị xã Ayun Pa, huyện IaPa và huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai
  • Sa Thầy: Tổ chức Ngày hội Hiến máu đợt 1 năm 2021
  • Rì rầm đầu năm
  • Cần khôi phục đường vào khu sản xuất ở xã Hòa Bình
  • Thanh niên Sa Thầy sẵn sàng lên đường nhập ngũ
  • Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Làm tốt công tác tuyển quân
  • Cháy nhà ở xã Hiếu
  • Tuổi trẻ Kon Tum ra quân Tháng Thanh niên 2021
  • Ia H’Drai: Duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống Covid-19
  • Đăk Hà sẵn sàng cho ngày Hội tòng quân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tháng 3
  • Khôi phục hoạt động trở lại vận tải hành khách công cộng đi/đến thị xã Ayun Pa, huyện IaPa và huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai
  • Chính phủ ban hành Nghị quyết về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19
  • Sa Thầy: Tổ chức Ngày hội Hiến máu đợt 1 năm 2021
  • Rì rầm đầu năm
  • Cần khôi phục đường vào khu sản xuất ở xã Hòa Bình
  • Thanh niên Sa Thầy sẵn sàng lên đường nhập ngũ
  • Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Làm tốt công tác tuyển quân

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Heo sọc dưa sạch xã Đăk Pxi
  • Miệt mài giữ nghề thổ cẩm
  • Rực rỡ sắc màu Hội chợ hoa xuân Tân Sửu 2021
  • Vững vàng “lá chắn” chống dịch nơi cửa ngõ

Đất & Người Kon Tum

  • Làng Kon Vơng Kia: Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng
  • Chúng tôi về làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) giữa tiếng cồng chiêng ngân vang. Cồng chiêng gắn bó với người dân nơi đây như máu thịt và được xem là báu vật của làng.
  • Cùng ăn Tết truyền thống của người Xơ Đăng
  • "Làng hoa cúc" vào Tết
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Tổng Biên tập: Nguyễn Mạnh Hồng
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0603862531; Fax: 0603.865.635. Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 345/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 29/6/2016
Liên hệ tòa soạn
Bảng giá quảng cáo
Developed by