• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Giỗ tổ Hùng Vương trong đời sống người DTTS ở Đăk Hà

29/04/2023 06:45

Theo thông lệ hơn mười năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cộng đồng các DTTS trên địa bàn huyện Đăk Hà cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.

Dưới ánh nắng chiều chiếu qua những liếp tre nhà rông, đội nghệ nhân dân gian chủ yếu là học sinh và chị em phụ nữ người Xơ Đăng tại thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar đang hăng say tập luyện những bài dân ca truyền thống của dân tộc mình, sẵn sàng tham gia biểu diễn, giao lưu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương sắp tới. Với sự hướng dẫn của Nghệ nhân ưu tú Y Kha, các chàng trai, cô gái Xơ Đăng dần nhuần nhuyễn các bài cồng chiêng, thuộc và thể hiện thuần thục các làn điệu dân ca của dân tộc mình.

Lãnh đạo tỉnh, huyện dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng. Ảnh: TN

 

Gác lại công việc gia đình, chị Y Pên (26 tuổi) đang hòa chung với tiếng cồng chiêng để thể hiện bài xoang “Đón khách” theo làn điệu dân ca Xơ Đăng. Y Pên cho hay, nghe tin đội nghệ nhân của thôn được chọn tham gia giao lưu, biểu diễn phục vụ tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, chị càng phấn khởi, hăng say tập luyện.

“Tôi mới chỉ được tham gia một lần Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi nhận thức được tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, đây là nét đẹp không thể thiếu của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khi tham gia, chúng tôi được hòa mình vào các trò chơi dân gian, tìm hiểu các bộ trang phục của các dân tộc anh em khác trên địa bàn mang đến ngày lễ. Đây cũng là cơ hội cho người Xơ Đăng chúng tôi hiểu biết thêm về văn hóa - xã hội, vừa có thể giao lưu văn hóa truyền thống giữa các dân tộc với nhau” - chị Y Pên thích thú chia sẻ.

Là một trong những Nghệ nhân ưu tú đầu tiên trên địa bàn tỉnh từ năm 2015, nghệ nhân Y Kha có cơ hội tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa toàn quốc. Đặc biệt, với kinh nghiệm nhiều năm dẫn dắt đội nghệ nhân, đội cồng chiêng của thôn Kon K’Lốc biểu diễn chào, đón khách và phục vụ các nghi thức trong Lễ giỗ tổ Hùng Vương, nghệ nhân ưu tú Y Kha khá rành rọt về văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em hội tụ về ngày giỗ Tổ.

Nghi thức rước linh vị Vua Hùng trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Chùa tháp Kỳ Quang. Ảnh: TN

 

Chia sẻ cảm xúc khi tham gia các hoạt động tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, nghệ nhân Y Kha cho rằng, dù khác nhau về phong tục, tập quán cũng như các nghi thức thờ cúng tổ tiên, nhưng dịp Giỗ Tổ chính là nơi để mọi người giao lưu.

“Tôi tin rằng, không chỉ người Xơ Đăng chúng tôi, các dân tộc anh em trên địa bàn huyện và các du khách đến với ngày lễ đều có chung một mong muốn, đó là gặp gỡ, cùng học hỏi, chia sẻ lẫn nhau để phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng kinh tế - xã hội của xã, của huyện” - Nghệ nhân ưu tú Y Kha nhận định.

Huyện Đăk Hà hiện có 28 thành phần dân tộc anh em từ khắp cả nước chọn làm quê hương thứ 2 để an cư, lạc nghiệp. Những năm qua, việc tổ chức các hoạt động hướng về cội nguồn dân tộc mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng nói riêng, truyền thống dựng nước và giữ nước của người Việt Nam nói chung đã đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đăk Hà.

Em Vi Hà Bảo Trân, người dân tộc Thái ở thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngọk phấn khởi cho biết: Qua các bài giảng trên lớp, em đã biết đến tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Em rất vui khi được tham gia ngày Giỗ Tổ, để được học hỏi thêm nét đẹp văn hóa, tinh thần của các dân tộc anh em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt, trở thành con ngoan trò giỏi để thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bà con người Ba Na chuẩn bị cơm lam để tiến dâng Vua Hùng. Ảnh: TN

 

Thông thường, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại huyện Đăk Hà bao gồm phần lễ và phần hội. Tại phần lễ, sau nghi thức rước linh vị Vua Hùng, các dân tộc anh em sẽ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, tiến dâng lên Vua Hùng những sản vật đặc trưng do chính bàn tay mình làm ra như cơm lam, nếp cẩm, măng le,… vừa thể hiện lòng tôn kính với bậc tiền nhân, vừa để báo công với các Vua Hùng.

Tại phần hội, diễn ra nhiều hoạt động như giao lưu văn nghệ và các trò chơi dân gian; thi bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo… thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân tham gia.

Với mỗi người đồng bào DTTS tại huyện Đăk Hà, đây không chỉ là dịp để giao lưu, thư giãn, mà còn là dịp để mọi người thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó trong học tập, rèn luyện.

Trọng Nghĩa

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by