• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Xã hội

Gặp Chủ tịch Ủy ban quân quản thị xã Kon Tum 50 năm trước

16/03/2025 13:26

Cách đây tròn 50 năm, ngày 16/3/1975, lực lượng cách mạng tiến công giải phóng hoàn toàn thị xã Kon Tum, kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng quê hương của quân và dân tỉnh Kon Tum. Nhân dịp chuyến công tác về thành phố Đà Nẵng, chúng tôi may mắn được gặp đồng chí Trần Thanh Dân - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban quân quản thị xã Kon Tum và được lắng nghe câu chuyện tiếp quản thị xã Kon Tum trong thời khắc lịch sử mùa Xuân 1975 ấy.

Những ngày đầu xuân 1975, quán triệt nội dung các nghị quyết của cấp trên, của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Kon Tum nỗ lực cao nhất, ra sức chuẩn bị mọi mặt phối hợp cùng lực lượng trên địa bàn, vừa tiếp tục tấn công địch để giữ vững thế chiến lược, vừa tích cực góp sức cùng Mặt trận Tây Nguyên giành lấy thắng lợi quyết định, chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón thời cơ, giải phóng hoàn toàn quê hương, Tỉnh ủy Kon Tum đã thành lập Ban Chỉ huy tiền phương để phối hợp bộ đội chủ lực, các đoàn, các đội công tác đều được chấn chỉnh, tập huấn về chính trị, quân sự.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đội đã huy động dân công ở các vùng căn cứ, vùng giải phóng tích cực làm đường hướng vào thị xã; 2 tiểu đoàn bộ binh, 5 đại đội của Tỉnh đội và 8 đại đội của các huyện, thị cùng 200 du kích xã, 300 cán bộ chính trị, binh vận được huy động tăng cường cho thị xã Kon Tum.

Theo kế hoạch tác chiến đã được định sẵn, lực lượng của tỉnh Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, hình thành một thế trận định sẵn tấn công vào giải phóng thị xã theo nhiều hướng. Đi kèm với các cánh quân luôn có các đội vũ trang công tác làm nhiệm vụ dẫn đường và phát động quần chúng nổi dậy. Từ trong căn cứ, tất cả các ban của tỉnh đều chuẩn bị sẵn một lực lượng tiền phương làm công tác tiếp quản khi thị xã được giải phóng. Quân và dân tỉnh Kon Tum đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng trong chiến dịch giải phóng quê hương.

Đồng chí Trần Thanh Dân trong buổi trò chuyện tại thành phố Đà Nẵng. Ảnh: TTS

 

Mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, đầu tháng 3/1975, khi tiếng súng tấn công địch rộ lên khắp Mặt trận Tây Nguyên, cùng lúc đó ở tỉnh Kon Tum, lực lượng bộ đội chủ lực Sư đoàn 968 cũng với quân, dân Kon Tum đồng loạt tấn công, nổi dậy. Trong khí thế tích cực, khẩn trương, táo bạo, từ ngày 10 đến 16/3/1975, các lực lượng của tỉnh phối hợp với một bộ phận quân chủ lực tấn công vùng ven và trung tâm thị xã Kon Tum. Đến đêm 16/3/1975, tất cả các lực lượng vũ trang và chính trị trong tỉnh, cùng với các mũi đột kích của chủ lực Sư đoàn 968 đột nhập chiếm lĩnh và làm chủ các khu vực quân sự và chính trị trọng yếu, tiêu diệt tất cả các ổ đề kháng cuối cùng của địch, nhanh chóng triển khai chiếm toàn bộ thị xã Kon Tum. Thị xã Kon Tum hoàn toàn giải phóng.

Để nhanh chóng ổn định tình hình, từ ngày 17/3 đến  20/4/1975, Tỉnh uỷ Kon Tum tổ chức Hội nghị để xem xét toàn bộ tình hình và đề ra những nhiệm vụ trước mắt cho toàn Đảng bộ. Ngày 19/3/1975, Tỉnh ủy thành lập Ủy ban quân quản thị xã do đồng chí Trần Thanh Dân - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch; đồng chí Nguyễn Thế Vũ - Bí thư Ban cán sự H5 (thị xã Kon Tum) làm Phó Chủ tịch để tiến hành công việc tiếp quản. Ủy ban gồm 6 tiểu ban: Văn phòng, Quân sự - An ninh, Kinh tế đời sống, Tuyên văn giáo, Y tế và Dân vận.

Ngày 20/3/1975, Ban Chỉ huy tiền phương tỉnh chấm dứt nhiệm vụ. Ủy ban quân quản thị xã và các khu vực triển khai công tác tiếp quản dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ban cán sự thị xã. Toàn thị xã được chia làm 8 khu vực tiếp quản, mỗi khu vực đều có một Ban quân quản cấp cơ sở do các đồng chí đội trưởng đội công tác làm Trưởng ban. Các khu vực và các nơi quan trọng đều giao cho các đồng chí Thường vụ các cấp uỷ phụ trách.

Ủy ban quân quản thị xã khẩn trương phát động, kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng nhau tham gia vào việc ổn định tình hình, thiết lập trật tự trị an, xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân. Mặt khác, kịp thời nhanh chóng phát hiện địch còn lẩn trốn, tổ chức các lực lượng tiến hành truy quét tàn quân địch còn ẩn náu, tổ chức theo dõi các đối tượng nguy hiểm, truy bắt kịp thời những tên đầu sỏ ngoan cố, truy quét bọn phản động FULRO, kêu gọi tàn quân địch giao nộp vũ khí và phương tiện chiến tranh. Phối hợp cùng lực lượng an ninh lập hồ sơ truy quét, khám phá và lùng bắt các tổ chức phản động còn tiềm tàng, ẩn nấp; trục xuất một số tên phản động đội lốt tôn giáo do CIA cài lại, trừng trị bọn chống đối phá hoại, bảo đảm an ninh trật tự, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, ổn định quần chúng nhân dân, đưa cuộc sống nhanh chóng trở lại bình thường trong thị xã.         

Sau thời gian ngắn ổn định tổ chức, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 29/9/1975 về việc bỏ khu hợp tỉnh. Ngày 29/10/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ đã ra quyết định sáp nhập 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia Lai- Kon Tum; giải thể Uỷ ban nhân dân cách mạng hai tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.

Sau khi tỉnh Kon Tum sáp nhập, đồng chí Trần Thanh Dân tiếp tục nhiệm vụ là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Năm 1986, sau thời gian dài chiến đấu, công tác tại tỉnh Kon Tum, đồng chí nghỉ hưu, an hưởng tuổi già tại thành phố Đà Nẵng.

Nếu tính riêng thời gian tham gia kháng chiến, đồng chí có gần 23 năm chiến đấu trên chiến trường Kon Tum (tính từ cuối năm 1953). Vất vả, gian khổ, hiểm nguy nhiều vô kể nhưng ông rất đỗi tự hào vì hai lần được làm nhiệm vụ chỉ huy công tác tiếp quản sau giải phóng. Lần đầu là vào mùa Xuân năm 1954, là Phó Bí thư huyện Đăk Tô, trực tiếp làm Trưởng đoàn tiếp quản vùng giải phóng Đăk Tô; lần thứ hai là vào mùa Xuân 1975, là Chủ tịch Ủy ban quân quản thị xã Kon Tum. Đó là nhiệm vụ gian khổ nhưng vô cùng hạnh phúc - ông tâm sự trong niềm tự hào và xúc động.  Những ngày này, dù đã ở tuổi 94, sức khỏe đã yếu nhiều hơn trước nhưng ông đang rất phấn khởi, hồ hởi vì sắp được trở về vùng đất đã gắn bó gần nửa đời người khi ông nhận được thư mời của lãnh đạo dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh. Chuyến đi này, mà đúng hơn là chuyến trở về quê hương thứ hai lần này sẽ rất ý nghĩa với ông.

Trần Thị Sáu

   

Các tin khác

  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Kon Rẫy hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi: Tạo điều kiện cho sắp xếp tổ chức bộ máy
  • Đăk Hà: Một người đàn ông bị sét đánh tử vong trong lúc đi làm về
  • Nhớ ngày 7/5
  • Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thôn Long Năng, xã Ngọc Linh
  • Đăk Tăng: Thực hiện tốt cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm
  • Binh đoàn 15: Thực hiện hiệu quả công tác dân vận
  • Hàng giả và niềm tin
  • Y Choai và giấc mơ dệt lại cuộc đời
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by