• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Duyên nợ suối sông

30/06/2022 13:04

Nặng lòng với từng trang viết, nên may mắn đến được nhiều nơi luôn để lại cho những người làm báo chúng tôi bao kỷ niệm đáng nhớ. Trong hành trình miệt mài theo năm tháng, mỗi lần đi qua con suối, dòng sông cũng như là duyên nợ không quên. Duyên nợ thường tình chẳng phải với riêng những con người ngày ngày gắn bó cùng dòng sông, con suối ấy. Duyên nợ mến thương được chắt ra từ cái tâm của người cầm bút về sinh hoạt, cuộc sống nơi này.

Tác nghiệp bên sông. Ảnh: TN

 

Chưa lâu sau ngày tỉnh Kon Tum được thành lập lại, chúng tôi về Đăk Glei. Càng vui hơn, khi đó cũng là lần các nữ phóng viên Báo Kon Tum và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh cùng đi chung với nhau trong một chuyến công tác cơ sở. Lên đường vào giữa trưa, đến thị trấn huyện thì trời đã xế chiều. Cầu treo Đăk Pek bắc qua sông Pô Kô là nơi đầu tiên chị em chúng tôi dừng bước. Nghe tiếng bấy lâu, song lần đầu “chạm mặt”, con nước bắt nguồn từ miền núi xa đoạn chảy qua trung tâm huyện lỵ phía Bắc thật êm ái, hiền hòa. Lòng sông không rộng lắm. Cây cầu treo kiên cố bắc qua cũng chỉ “vừa tầm”: Xe máy qua từng chiếc một, người đi bộ để ý cách thưa. Qua đoạn cầu dập dình, sang đến bờ bên kia là không gian yên tĩnh, trong lành. Cả vùng bãi bồi trải dài xanh thắm màu bắp non đang kỳ kết hạt.

Dòng Pô Kô gần gũi với người dân Giẻ Triêng, Xơ Đăng nơi đây không chỉ vì năm tháng đi qua mang phù sa đắp bồi nên những vùng ô nà màu mỡ, mỗi năm hai vụ đem no ấm cho mọi nhà. Con sông còn rất đỗi thân thương bởi chỉ cần qua chiếc cầu treo cũ, là đến với một điểm trường đặc biệt: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Từ “chiếc nôi” gắn bó này, nhiều thế hệ học sinh con em đồng bào các DTTS vùng cực Bắc Tây Nguyên đã lớn khôn, trưởng thành.

Mỗi lần về với Đăk Glei, hầu như lần nào, chúng tôi cũng sẵn sàng xuôi  ngược để cảm nhận rõ hơn về những đổi thay của mảnh đất và con người vùng quê bên sông.

Vậy nên, dấu ấn không thể nào quên, ấy chính là đợt ảnh hưởng từ cơn bão lịch sử  tháng 9 năm 2009, để lại hậu quả nặng nề mà sau đó, phải mất nhiều công sức, thời gian, đồng bào địa phương mới có thể từng bước khắc phục. Hồi ấy, tại xã Đăk Pek, thôn Đăk Ven vốn chưa thoát nghèo càng gặp khó khăn hơn khi cây cầu treo qua sông bị lũ cuốn trôi gây ách tắc giao thông, trở ngại vận chuyển hàng hóa. Không thụ động “trông chờ”, chưa lâu sau khi cơn bão đi qua, bà con trong thôn đã chủ động hiến đất mở đường, góp công góp sức khẩn trương dựng lại cây cầu mới. Từng không ít lần về với bà con, nhóm phóng viên chúng tôi thêm một lần “có duyên” cùng nơi đây khi đã kịp thời có mặt ở cơ sở, ghi nhận nỗ lực của các cấp chính quyền và đồng bào địa phương để đưa vào sử dụng cầu treo mới Đăk Ven vào đúng dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (12/12/2009).

Đặc thù Kon Tum ở vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, nên có lẽ không thể kể hết từng địa bàn với bao nhiêu sông, suối chúng tôi đã qua. Cũng bởi lắm suối nhiều sông, nên thiệt hại kéo theo sau mỗi lần bão lũ đi qua, hẳn nhiên làm sao tránh khỏi. Và sức hồi sinh từ chính mỗi nơi này càng mang theo những tín hiệu  mừng vui, hy vọng đến thế nào!   

Còn nhớ, có dạo, thông tin liên tục cập nhật về hiện tượng “đu dây” qua suối qua sông tại một số “điểm nóng” dân cư tại địa bàn huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei đã tạo nên sức lan tỏa không nguôi trước “dòng thời sự”. Duyên nợ đối với suối sông đã kêu gọi theo nỗ lực chung tay từ những tấm lòng sẻ chia để liên tiếp làm nên những cây cầu mới. Cuộc sống đôi bờ, nhờ đó, cũng từng bước đổi thay.

Đã lâu chưa trở lại Lung Leng, song câu chuyện với “Người giữ  hồn thuyền độc mộc” hôm nào là già A Nhơ thì vẫn còn nguyên trong tâm trí. Chính sự khéo léo, tài hoa đã giúp bà con các dân tộc thiểu số ở suối ở sông từ bao đời đã tự làm nên những “con đường trên mặt nước” rất riêng để mưu sinh và đắp vun cuộc sống. Giờ đây, già A Nhơ không còn khỏe nữa, thì lớp con cháu của ông ở miền “di chỉ khảo cổ” năm xưa lại tiếp nối cha ông một cách rất đáng tự hào. Không chỉ dẫn đầu các đội đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla hằng năm, lớp trẻ hôm nay còn thêm chắc tay làm nên những con thuyền gỗ...

Miệt mài với từng trang viết, nên trong hành trình tác nghiệp của mình, mỗi người làm báo chúng tôi làm sao có thể bỏ quên ký ức về những lần đến với địa bàn ghi danh dòng sông con suối?! Cùng Pô Kô hào phóng xuôi dòng chảy hướng Bắc - Nam, rồi đổi hướng Đông Nam để đổ về Sê San huyền thoại, vùng Bắc Tây Nguyên xa xôi chúng tôi đi qua là cả dặm dài sóng nước Đăk Bla, Đăk S’Nghé, Đăk Pne..., là suối Đăk T’Kan, Đăk Kôi, Đăk Na...

Duyên nợ mến thương với từng con nước đầy vơi khiến mỗi lần dẫu đã bước chân đi, còn mong trở lại... Để vẫn được sáng thêm nhãn quan, giàu thêm chứng kiến và phong phú hơn trải nghiệm của chính mình.     

Thanh Như

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by