• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Đăk Ui

25/09/2018 07:02

​Từ một địa danh nổi tiếng trong kháng chiến, được ví như túi bom đạn của kẻ thù, Đăk Ui giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Đến Đăk Ui trong những ngày này, đi trên con đường nhựa rộng mở nối xã đến trung tâm huyện, ngắm những cánh đồng lúa trải dài, những vườn đồi cà phê, cao su ngập tràn màu xanh sức sống thấp thoáng những ngôi nhà mới mái ngói đỏ tươi mới thấy hết được sự đổi thay no ấm trên mỗi thôn làng của vùng căn cứ xưa....

Xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Tại vùng đất này người Xơ Đăng có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ phong trào "Nước Xu" chống thực dân Pháp đến những cuộc đấu tranh kiên cường chống đế quốc Mỹ, mỗi người dân nơi đây là một chiến sĩ, biết lợi dụng địa bàn hiểm trở, mưu lược, bất ngờ, kết hợp với hầm chông, bẫy thò... đẩy lùi các cuộc càn quét của kẻ thù vào vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ làng, bảo vệ quê hương đất nước.

Từ những năm 1961 đến năm 1970 nhân dân và du kích xã Đăk Ui đã tham gia đánh 289 trận, bắn rơi 6 máy bay, diệt 6 xe, loại khỏi vòng chiến đấu 885 tên địch; vót hàng triệu cây chông, bố phòng 110 đợt, đào 422 hầm chông, làm 114 bẫy thò, 5 bẫy đá, đóng góp vào quỹ nuôi quân 7.757 gùi lúa, 10 tấn bắp, một triệu gốc mì... Xã Đăk Ui là lá cờ đầu của Tây Nguyên về xây dựng cơ sở quần chúng vững chắc, đội du kích mạnh, cán bộ kiên cường bám trụ cơ sở, bám trụ phong trào.

Những thành tích to lớn của nhân dân xã Đăk Ui đã được Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng 6 Huân chương Giải phóng; và đặc biệt, ngày 20/9/1971, Chính phủ Lâm thời Cách mạng Miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu cao quý:  Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày hội đại đoàn kết khu dân cư-mừng c,báo công, làng Kon Pong. Ảnh: Đ.S.T

 

43 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đăk Ui vẫn luôn phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, chung tay xây dựng một Đăk Ui giàu, đẹp, tạo dựng vững chắc hình ảnh “Vững trong thời chiến, mạnh trong thời bình". 

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đăk Ui - U Thắng cho chúng tôi biết: Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh của xã Đăk Ui ngày nay vẫn là những người đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo. Không thể bám vào cây lúa, cây mì mãi được nữa, muốn làm giàu phải trồng cây công nghiệp, cây cà phê, cây bời lời, phát triển chăn nuôi gia súc. 335 hộ gia đình cựu chiến binh của xã Đăk Ui đi đầu trong phong trào chuyển đổi từ trồng mì sang trồng cà phê cho thu nhập kinh tế cao là thực tế sinh động cho người dân trong toàn xã noi theo.

Cựu chiến binh Phạm Công Lức 71 tuổi, thôn trưởng thôn 8 khoe với chúng tôi: Thôn 8 là thôn dẫn đầu của xã Đăk Ui về xóa đói giảm nghèo. Toàn thôn có 201 hộ, 775 khẩu, trong đó còn 13 hộ nghèo, không có hộ cận nghèo. Thôn 8 có 25 cặp vợ chồng là kết quả của những mối tình giữa những chàng trai người Kinh và các cô gái Xơ Đăng, Jẻ Triêng.

"Những cặp vợ chồng này đều là cán bộ kháng chiến, gắn bó với Đăk Ui trong kháng chiến chống Mỹ. Họ lấy nhau và tình nguyện ở lại cùng sinh sống trên mảnh đất mà họ từng chiến đấu và coi đây là quê hương thứ hai của mình. Mỗi gia đình đều trồng được từ một đến hai héc ta cà phê, cao su, bời lời, thu nhập mỗi năm từ 150 đến 200 triệu đồng, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, con cái được học hành, tiến bộ. Đây là những tấm gương cho thế hệ trẻ Đăk Ui noi theo" - ông Lức chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Đăk Ui Ngô Hồng Hưng cho biết: Xã có 1.200 hộ dân, 6.000 khẩu, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay toàn xã đã trồng được hơn 500ha cây công nghiệp, chăn nuôi được gần 2.000 con trâu, bò; thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/năm. Xã Đăk Ui phấn đấu đến năm 2020 đạt xã nông thôn mới. Tuy hiện nay xã Đăk Ui mới đạt 9/19 tiêu chí về nông thôn mới, nhưng các tiêu chí về  điện, y tế, giáo dục, thủy lợi, giao thông, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất... đang tạo đà cho Đăk Ui sớm hoàn thành các tiêu chí khác về xóa đói giảm nghèo, thu nhập của người dân.

Phó bí thư Đảng ủy xã Đăk Ui A Bốn cho biết: Bài toán khó về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân được Đảng bộ, chính quyền xã giải đáp bằng nhiều quyết sách đúng đắn như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng thôn, làng; vận dụng có hiệu quả các mô hình kinh tế vườn, đồi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay trên địa bàn xã đã có hàng trăm hộ gia đình được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ 28 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá, trồng cà phê, bời lời. Theo đà phát triển này chỉ vài ba năm nữa thôi số hộ nghèo của Đăk Ui sẽ được giảm xuống đáng kể.

Đến Đăk Ui hôm nay ở đâu cũng nghe bà con trao đổi về chuyện làm ăn, về giá cả cao su, bời lời, cà phê... Không còn là xã vùng sâu, vùng xa như trước đây, những con đường nhựa, bê tông nối dài đến các thôn cho phép xe ô tô chở phân bón, vật tư về tận các thôn làng. Nông sản làm ra không bị tư thương ép giá, máy bơm, máy xay xát, máy cày thay sức người lao động, người dân phấn khởi thi đua nhau làm ăn, một lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

Cụ ông Trần Xuân Lành 79 tuổi ở thôn 8 so sánh: Trong thời kỳ kháng chiến, chúng tôi được phân công ra huyện cõng gạo, con đường chỉ khoản 20 cây số thôi nhưng đi mất hai ba ngày đường. Cõng được 10kg thì đã ăn mất 4kg mới về đến căn cứ. Nay đường nhựa băng băng đến huyện, đi xe máy chỉ 20 phút. Hàng hóa, vật tư được cung ứng đến tận nhà, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt.

Băn khoăn lớn nhất của các đồng chí lãnh đạo xã Đăk Ui là hiện nay còn một bộ phận người dân vẫn chưa bỏ được nếp sinh hoạt cũ, lười lao động, chưa có kế hoạch trong chi tiêu gia đình, ham uống rượu, sinh đông con.... dẫn đến đói nghèo. Đảng bộ và chính quyền xã đã có kế hoạch phân công các cán bộ, đảng viên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ để các hộ này tiến bộ, thoát nghèo.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Công Lức nói: Trong chiến tranh, nhiều bà con đã từng ăn củ nâu, củ chuối sẵn sàng nhường cơm cho cán bộ, bộ đội; giờ có được cuộc sống khấm khá hơn, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ cho bà con về cây, con giống để cùng phát triển.

Qua những câu chuyện với A Bốn, U Thắng, Ngô Hồng Hưng và các cựu chiến binh ở xã Đăk Ui chúng tôi nhận thấy một điều không đổi ở vùng căn cứ này đó là lòng tin đối với Đảng, với cách mạng; tình đồng chí, đồng đội qua bao nhiêu năm vẫn nồng ấm như xưa. Tạo cho chúng ta niềm tin vào một tương lai không xa Đăk Ui sẽ đổi thay nhiều hơn nữa  và phát triển bền vững trong tương lai.

                                                Đinh Sỹ Tạo

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by